CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ LÀ GÌ? ĐỐI TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn chủ thể, đối tượng, bản chất của hợp đồng dân sự
Bạn đang xem: Chủ thể của hợp đồng dân sự là gì? Đối tượng và bản chất của hợp đồng dân sự
Hiện nay theo quy định của pháp luật nhằm để đảm bảo cho quá trình mua, bán, giao dịch hoặc bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài sản, dịch vụ,… thì các bên đều có thể cùng nhau giao kết hợp đồng. Vậy, chủ thể trong giao kết hợp đồng dân sự là gì? Đối tượng và bản chất của loại hợp đồng này ra sao? Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Chủ thể của hợp đồng là gì?
2. Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự.
3. Bản chất của hợp đồng dân sự.
Xem thêm : Tra cứu thông tin giấy khai sinh
✔ Một, sự thỏa thuận ý chí của mỗi chủ thể trong hợp đồng dân sự.
✔ Hai, hệ quả pháp lý của hợp đồng dân sự.
4. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng.
✔ Thứ nhất, về mặt chủ thể hợp đồng.
✔ Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự.
✔ Thứ ba, ý chí của các bên khi thực hiện hợp đồng.
✔ Thứ tư, hình thức của hợp đồng dân sự.
1. Chủ thể của hợp đồng là gì?
- Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khái niệm hợp đồng, cụ thể:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
- Qua đó, chủ thể của hợp đồng dân sự là những đối tượng tham gia trực tiếp trong hợp đồng, trong đó sẽ quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trường hợp một trong các bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm quy định pháp luật.
Xem thêm : HÌNH TRÒN,TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG – TOÁN LỚP 3
→ Tham khảo thêm: Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự.
2. Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự
- Chủ thể trong giao kết hợp đồng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hiện nay, một quan hệ hợp đồng có thể sẽ có nhiều cặp chủ thể thích ứng với từng bản chất và mục đích của hợp đồng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hai chủ thể như sau: Một là người có quyền lợi; hai là người có nghĩa vụ. Ví dụ: Trong hợp đồng lao động, sẽ xuất hiện người lao động và người sử dụng lao động, hai chủ thể này đều xuất hiện quyền nghĩa vụ của mình trong cùng một hợp đồng lao động. Chính vì lẽ đó, một chủ thể có thể xuất hiện quyền và cùng thực hiện nghĩa vụ với nhiều chủ thể khác, ngược lại một chủ thể có nhiều quyền đối với nhiều chủ thể khác nhau cũng như nghĩa vụ tương ứng khác.
3. Bản chất của hợp đồng dân sự
Hình 2. Luật Thịnh Trí – Tư vấn bản chất của hợp đồng dân sự
✔ Một, sự thỏa thuận ý chí của mỗi chủ thể trong hợp đồng dân sự
- Trong mọi mối quan hệ, pháp luật nước ta luôn luôn đề cao ý chí của mỗi cá nhân và mục đích của từng pháp nhân. Chính vì lẽ đó, sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng luôn được pháp luật ưu tiên. Tuy nhiên, việc thỏa thuận này phải dựa theo quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Mục đích của sự thỏa thuận này là sự thống nhất, trao đổi, thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của nhau hoặc một việc xác định nào đó, ý chí của mỗi bên phải cũng thống nhất trên một quan điểm và xuất phát từ tính tự nguyện.
✔ Hai, hệ quả pháp lý của hợp đồng dân sự
- Hệ quả pháp lý của hợp đồng dân sự được hiểu là sự tạo lập, thay đổi, chấm dứt một thỏa thuận hoặc một nghĩa vụ của bên này dẫn đến việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp mà đáng ra bên kia phải được hưởng hoặc một quan hệ pháp luật mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Một thỏa thuận để được xem là hợp đồng, cần là một trong những nguồn gốc phát sinh của nghĩa vụ dân sự cả về mặt chủ quan và khách quan.
→ Tham khảo thêm: Hợp đồng song vụ là gì? Việc thực hiện hợp đồng song vụ như thế nào?
4. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng
✔ Thứ nhất, về mặt chủ thể hợp đồng
- Chủ thể tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cũng như năng lực pháp luật phải phù hợp với loại hợp đồng dân sự đó. Chủ thể tham gia vào một quan hệ hợp đồng dân sự, nếu là cá nhân thì phải đảm bảo năng lực hành vi dân sự, cần phải nhận thức, làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập hợp đồng, thay đổi, chấm dứt quyền và lợi ích, phải tự chịu trách nhiệm về hợp đồng mình đã xác lập đó. Tùy thuộc vào mức độ của năng lực hành vi dân sự của cá nhân mà cá nhân sẽ được tham gia vào các hợp đồng phù với độ tuổi của mình.
- Nếu chủ thể giao kết hợp đồng là pháp nhân, thì sẽ được người đại diện hợp pháp sẽ tham gia vào hợp đồng dân sự. Trong trường hợp người tham gia vào một hợp đồng dân sự là tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc hộ gia đình thì chủ thể tham gia vào quá trình xác lập, ký kết hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được ủy quyền.
✔ Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự
- Mục đích chính của hợp đồng dân sự là những lợi ích hợp pháp, là hậu quả pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân sự phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự do các bên tham gia trong hợp đồng mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng.
- Nội dung trong hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản, các cam kết của các bên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của nhau, tất cả đều có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng dân sự. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng.
✔ Thứ ba, ý chí của các bên khi thực hiện hợp đồng
- Bản chất hợp đồng là một giao dịch dân sự, việc tiến hành giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng dân sự. Do đó, khi thực hiện một giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện trong cam kết, thỏa thuận.
✔ Thứ tư, hình thức của hợp đồng dân sự
- Hình thức của một giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: như bằng văn bản, lời nói hoặc bằng một hành vi cụ thể. Đồng nghĩa, hợp đồng dân sự cũng sẽ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản, hoặc các hành vi cụ thể. Tuy nhiên, để bảo đảm các cam kết được thực hiện, các bên thường chọn hợp đồng dân sự thể hiện qua hình thức văn bản. Trong đó có một số trường hợp, hợp đồng dân sự phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật thì mới có hiệu lực pháp lý.
→ Tham khảo thêm: ➤ Hướng giải quyết trong trường hợp giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. ➤ Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể. ➤ Hợp đồng vay tài sản. ➤ Hợp đồng mượn tài sản.
- Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày khái niệm chủ thể của hợp đồng dân sự cũng như các giải thích rõ đối tượng và bản chất của hợp đồng dân sự. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách.
- Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để tư vấn cụ thể và nhanh nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
“Đúng cam kết, trọn niềm tin”
Hotline: 1800 6365
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp