Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 28 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Bạn đang xem: Bài 5. Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào? Khi giá thép tăng đã tác động như thế nào đến các chủ thể kinh tế?
Chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường được thể hiện như thế nào?
Xem thêm : Trẻ nhỏ ăn hạt sen có tốt không?
– Tại sao nói: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên?
– Chính sách giảm giá điện của Nhà nước tác động tích cực như thế nào đến đời sống người dân?
Phương pháp giải:
– Xác định chức năng thông tin, chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường trong trường hợp 1, 2.
– Từ việc giá thép tăng, rút ra tác động của giá thép đến các chủ thể kinh tế.
– Thông qua chức năng của giá cả thị trường: Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế, giải thích câu nói: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết.
– Đọc kĩ nội dung chính sách giảm giá điện của Nhà nước rồi nêu tác động tích cực của nó đến đời sống người dân.
Lời giải chi tiết:
*Trường hợp 1:
Xem thêm : Mèo vào nhà là điềm gì? Hên hay xui? Lý giải như nào?
– Chức năng thông tin của giá cả thị trường được thể hiện như sau: Những thông tin về giá thép trong nước và thế giới tăng liên tục kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng giúp cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung – cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa.
– Tác động tới các chủ thể kinh tế khi giá thép tăng:
+ Tiến độ của nhiều công trình bị trì hoãn.
+ Các nhà sản xuất thép gặp khó khăn khi giá nguyên liệu tăng nhưng vẫn phải nhập nguyên vật liệu để duy trì sản xuất, cung ứng theo hợp đồng đã kí.
*Trường hợp 2:
Sự biến động của giá cả dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi có giá cả thấp, lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao. Cụ thể khi giá tôm tăng cao, người sản xuất đã nhanh chóng đầu từ thêm vốn để mở rộng diện tích, chọn lọc con giống. Một số hộ đã chuyển vốn từ nuôi cá tra, cá ba sa sang nuôi tôm để đạt hiệu quả kinh tế cao.
*Trường hợp 3:
– Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên vì khi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ do dịch bệnh khiến doanh nghiệp gặp khó khăn thì Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách quản lí, điều tiết để kích thích nền kinh tế, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp cũng như đối với người dân.
– Tác động đến đời sống người dân: Người dân sẽ giảm bớt được một số tiền khi đóng tiền điện, từ đó sẽ có thêm một phần tích lũy nhằm mục đích chi tiêu cho các nhu cầu khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp