Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Economic Restructuring.
Bạn đang xem: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Economic Restructuring) là gì?
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, các điều kiện về kinh tế xã hội trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.
Thực chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới phù hợp hơn.
Trong đó
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Như vậy, cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở tương quan tỉ lệ mà còn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
Xem thêm : Mạng Kim với mạng Mộc có hợp không?
Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kì phát triển để phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ xảy ra giữa các ngành, các khu vực mà còn bao gồm sự thay đổi trong nội bộ ngành, khu vực, thường là theo chiều hướng hiện đại hơn, ngày càng hoàn thiện hơn.
Các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện theo ba hướng chủ yếu
– Chuyển dịch theo ngành theo khu vực kinh tế
– Chuyển dịch theo vùng kinh tế
– Chuyển dịch theo thành phần kinh tế
Khía cạnh phản ánh quá trình chuyển dịch
Có 2 khía cạnh cơ bản phản ánh quá trình chuyển dịch:
– Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình khách quan vận hành theo qui luật nội tại nghĩa là khi có đủ sự tích lũy về lượng sẽ có sự thay đổi về chất trong cơ cấu.
Xem thêm : Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày Quốc tế Đàn ông 19/11
Đây là quá trình đào thải và sàng lọc để lựa chọn được các bộ phận phát triển phù hợp với bản chất của cơ cấu mà cụ thể là sự thay đổi tỉ trọng của các bộ phận, thứ tự, mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu cũng như sự vận hành của chúng.
Sự chuyển dịch cơ cấu thường gắn với sự thay đổi của lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, lợi thế theo qui mô và lợi thế sở hữu.
– Thứ hai, quá trình vận hành khách quan song lại được thực hiện bởi hàng loạt các chính sách tác động theo ý chí và nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và bộ máy thực hiện.
Theo khía cạnh này, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình chủ quan và về cơ bản phụ thuộc vào nhận thức của các nhà hoạch định về tính khách quan của cơ cấu vốn là một thực thể thống nhất hữu cơ.
Việc phân kì chuyển dịch cơ cấu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chính sách để đạt mục tiêu.
Sự tách rời càng lớn giữa yếu tố khách quan và chủ quan là nguyên nhân của tính bất cân xứng trong cơ cấu kinh tế và bộc lộ tính phi hiệu quả của các chính sách điều chỉnh.
Việc kiểm định mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo căn cứ đánh giá mức độ phù hợp của chính sách áp dụng và đề xuất giải pháp điều chỉnh. Các chính sách cần hướng vào việc tạo dựng và phát triển các lợi thế tự tạo để thúc đẩy chuyển dịch.
(Tài liệu tham khảo: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, TS.Trần Quang Phú, Ban Kinh tế Phát triển, Viện Kinh tế. Tạp chí Công thương. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp