Bầu có được ăn dứa không và những lưu ý cần thiết

Dứa là một loại trái cây phổ biến ở nước ta có vị chua chua, ngọt thanh được nhiều mẹ bầu yêu thích. Thế nhưng khá nhiều mẹ bầu lại phải lo ngại vì một số ý kiến cho rằng ăn dứa có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra trường hợp sảy thai. Vậy bà bầu có được ăn dứa không?

Bầu có được ăn dứa không?

Xoay quanh “tin đồn” khi mang thai không nên ăn dứa, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra nguyên nhân và khẳng định: Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn dứa. Việc lo lắng về những tác hại không mong muốn của dứa đối với thai nhi bắt nguồn từ thành phần bromelain – một loại enzym có thể gây xuất huyết bất thường. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ ăn dứa gây sảy thai. Tuy nhiên lượng bromelain có trong một quả dứa rất thấp không đủ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ. Chỉ khi bạn ăn quá nhiều khoảng 7 – 10 quả 1 lúc thì mới dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Do đó, với câu hỏi “Bầu có được ăn dứa không?” thì câu trả lời là “có” với điều kiện ăn trong khẩu phần vừa phải (từ 1/2 – 1 quả).

Ngoài ra, khi ăn dứa nên bỏ đi phần lõi, vì đây là nơi lượng bromelain tập trung nhiều nhất. Bên cạnh đó, có thể dùng dứa đóng hộp hoặc ép nước vì thông thường bromelain đã được loại bỏ trong quá trình sản xuất.

Những lợi ích ăn dứa khi có thai

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dứa có lượng chất béo bão hòa thấp và hàm lượng chất xơ cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là một số tác dụng của dứa đối với sức khoẻ phụ nữ mang thai.

Tăng cường hệ miễn dịch

Dứa chứa nhiều vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa hòa tan giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ, ngăn ngừa nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh cảm cúm.

Kích thích sản xuất collagen

Một khẩu phần dứa chứa khoảng 79 mg vitamin C – một thành phần chính có khả năng thúc đẩy việc sản xuất collagen. Với phụ nữ, collagen là thành phần quen thuộc tạo nên một làn da đẹp. Không chỉ thế, ở giai đoạn mang thai, colllagen còn góp phần cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi.

Bổ sung các khoáng chất: mangan, đồng

Dứa cung cấp cho cơ thể đồng và manga. Đây là 2 thành phần khoáng chất cần thiết cho việc phát triển xương của bé, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ, hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu, tim của thai nhi.

Bổ sung các vitamin nhóm B

Trong dứa có các loại vitamin như vitamin B1, B6, b9,… có ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh, tăng trưởng mô cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung sắt và axit folic

Sắt là thành phần chính cần thiết để sản xuất hồng cầu. Trong khi đó axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Một khẩu phần dứa tươi cung cấp đáng kể lượng sắt và axit folic cần thiết, ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu ở thai phụ.

Giảm nghén, cải thiện tâm trạng

Dứa có vị chua chua ngọt ngọt làm kích thích vị giác giúp các mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn, hứng thú với thức ăn, không còn cảm giác buồn ói vì những cơn ốm nghén.

Những lưu ý khi ăn dứa trong giai đoạn mang thai

Để phát huy hết những lợi ích kể trên của dứa, mẹ bầu cần nên lưu ý một số những điều sau:

  • Chỉ nên ăn với lượng vừa phải để không gây tình trạng nóng người, ợ nóng và ảnh hưởng đến thai nhi như doạ sinh non, sảy thai.
  • Tháng thứ mấy bà bầu nên an dứa? Không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu để bảo vệ bé an toàn, bởi đây là thời điểm có nguy cơ sảy thai cao.
  • Tuyệt đối không nên ăn dứa xanh vì có thể gây ngộ độc. Chỉ nên ăn dứa chính để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Không nên ăn dứa khi đói để tránh tình trạng đầy hơi hoặc đau dạ dày.
  • Bỏ lõi dứa – nơi tập trung lượng lớn bromelain có thể gây sảy thai.

Những thông tin trong bài đã giải đáp thắc mắc bầu có được ăn dứa không. Mong rằng có thể giúp các mẹ bầu yên tâm bổ sung thêm loại trái cây này vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khoẻ mạnh!

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp