Tìm hiểu chi tiết về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta – Địa lý 12

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

Cơ cấu công nghiệp theo ngành là kiến thức quan trọng của môn Địa Lý lớp 12 và có thể xuất hiện tại bài thi đánh giá năng lực hoặc tốt nghiệp THPT quốc gia. Nếu có những vướng mắc về phần kiến thức này thì các bạn học sinh hãy tham khảo nội dung bài viết về cơ cấu ngành công nghiệp dưới đây mà Học Thông Minh chia sẻ để không bỏ lỡ phần quan trọng nào của môn học này nhé.

cơ cấu ngành công nghiệp nước ta
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

1.1. Khái niệm

Cơ cấu công nghiệp theo ngành là tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp của nước ta.

1.2. Phân loại

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta vô cùng đa dạng:

  • Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta được chia thành 3 nhóm với 29 ngành bao gồm: nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành), nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành) và nhóm sản xuất, khí đốt, phân phối điện, nước (2 ngành)
  • Ngành trọng điểm là ngành có hiệu quả cao về mặt kinh tế – xã hội và có nhiều tác động đến các ngành liên quan khác. Những ngành công nghiệp mà nước ta đang chú trọng quan tâm: năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may, hóa chất – phân bón – cao su, vật liệu xây dựng, điện tử – cơ khí,…

Hiện nay, nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng nhiều nhằm thích nghi với xu thế phát triển chung của toàn khu vực và thế giới.

1.3. Cách thức hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp

  • Cơ cấu ngành công nghiệp được xây dựng tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế hội nhập phát triển toàn diện chung của khu vực và thế giới.
  • Những ngành công nghiệp như chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng được đẩy mạnh, tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường ở trong và ngoài nước.
  • Đầu tư dựa theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
gdp cơ cấu ngành công nghiệp
GDP cơ cấu ngành công nghiệp

2. Cơ cấu ngành công nghiệp dựa theo lãnh thổ

2.1. Khái niệm

Cơ cấu ngành công nghiệp dựa theo lãnh thổ là sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp được thể hiện thông qua mức độ tập trung công nghiệp trên một vùng lãnh thổ.

2.2. Hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung tại một số vùng

  • Ở Bắc Bộ: khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo những khung đường giao thông huyết mạch: Sơn La – Hòa Bình (thủy điện), Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than); Đông Anh – Thái nguyên (luyện kim, cơ khí); Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học); Việt Trì – Lâm Thao (giấy – hóa chất); Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt may, điện, vật liệu xây dựng)
  • Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa,…
  • Dọc theo duyên hải miền Trung có những trung tâm: Đà Nẵng (trọng điểm nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…
  • Tại các vùng còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm, phân bố rời rạc, phân tán,…

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố:

Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận tiện.

Trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi), là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

Hiện nay Đông Nam Á đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên cả nước. Tiếp theo là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng nhưng tỷ trọng thấp hơn.

3. Cơ cấu ngành công nghiệp dựa theo thành phần kinh tế

Cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư từ nước ngoài.

  • Khu vực kinh tế nhà nước có: địa phương và trung ương
  • Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể
cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế

Bài viết liên quan: Cách học giỏi Địa

4. Bài tập luyện tập và củng cố kiến thức về cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 1: Sản xuất thủy điện là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp

  1. Đáp Cầu – Bắc Giang
  2. Đông Anh – Thái Nguyên
  3. Hà Đông – Hòa Bình
  4. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa

Câu 2: Lợi thế của nước ta trong việc phát triển ngành công nghiệp hiện nay là gì?

  1. Nguồn nhiên liệu rất đa dạng
  2. Nguồn lao động đông, giá rẻ
  3. Nguồn vốn đầu tư dồi dào
  4. Nguồn thị trường tiêu thụ lớn từ Lào và Campuchia

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là lý do mà cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch?

  1. Do đường lối phát triển của ngành công nghiệp
  2. Sự tác động của thị trường
  3. Phụ thuộc vào xu hướng chung của toàn thế giới
  4. Tác động của thiên tai, dịch bệnh trong thời gian gần đây

Câu 4: Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ơ nước ta được chia thành 3 nhóm chính là

  1. công nghiệp khai thác, cocong nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  2. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ
  3. công nghiệp cấp, công nghiệp cấp hai, công nghiệp cấp ba
  4. công nghiệp khai thác, cocong nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Câu 5: Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là

  1. đang nổi lên một số ngành trọng điểm
  2. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống
  3. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn
  4. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động

Củng cố kiến thức bài bằng cách làm ngay bài luyện tập cơ cấu ngành công nghiệp tại đây.

Nắm rõ nội dung liên quan đến cơ cấu ngành công nghiệp giúp các em trang bị đầy đủ kiến thức quan trọng để ôn thi THPT quốc gia một cách hiệu quả. Bên cạnh đó có thể tham khảo các dạng bài luyện thi trắc nghiệm online của Học Thông Minh để không bỏ lỡ những học phần kiến thức quan trọng nhé.