Câu hỏi:
Cơ cấu tay quay con trượt thuộc cơ cấu?
A.Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
Bạn đang xem: Cơ cấu tay quay con trượt?
B.Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
C.Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
D.Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay
Đáp án đúng A.
Cơ cấu tay quay con trượt thuộc cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, cơ cấu tay quay con trượt là biến thể của cơ cấu 4 khâu bản lề phẳng, gồm 4 khâu được nối động với nhau bằng 4 khớp
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
– Cơ cấu tay quay con trượt là biến thể của cơ cấu 4 khâu bản lề phẳng, gồm 4 khâu được nối động với nhau bằng 4 khớp.
+ 4 Khâu:Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá.
+ 4 Khớp: 3 khớp bản lề, khớp tịnh tiến.
Cơ cấu tay quay con trượt: Cơ cấu bốn khâu có một tay quay và một con trượt kề giá.
Xem thêm : Điểm sàn, điểm chuẩn, điểm chuẩn đánh giá năng lực là gì?
Nếu đường tâm AB của thanh truyền chuyển động là phẳng, thì có cơ cấu tay quay con trượt phẳng, nếu không thì có cơ cấu tay quay con trượt không gian.
Thông thường, khi nói cơ cấu tay quay con trượt ta hiểu đó là cơ cấu phẳng vì loại cơ cấu này rất phổ biến trong thực tế kĩ thuật.
Khoảng cách từ tâm quay của tay quay tới quỹ đạo của tâm khóp quay trên con trượt được gọi là tâm sai của cơ cấu.
Khi tâm sai e + 0, ta có cơ cấu tay quay con trượt lệch tâm; khi e = o là cơ cấu tay quay con trượt chính tâm.
Cơ cấu tay quay con trượt thường được dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hay ngược lại.
Phân loại tay quay con trượt
– Có hai loại:
+ Cơ cấu tay quay-con trượt đồng tầm; phương chuyển động y của con trượt đi qua tâm khớp A.
+ Cơ cấu tay quay – con trượt lệch tâm, phương chuyển động y của con trượt không đi qua tâm khớp A.
Cấu tạo: Tay quay lắp sau bánh dẫn; thanh truyền (lắp vào bánh dẫn và con trượt); con trượt; giá đỡ.
Nguyên lí làm việc:
Xem thêm : Chất có tính lưỡng tính là gì? Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
– Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4, chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
Điểm giống và khác nhau giữa tay quay con trượt và bánh răng thanh răng
– Giống nhau: Đều biển chuyển động quay thành tịnh tiến
– Khác nhau:
Tay quay-con trượt
+ Sử dụng các khớp quay và sự chuyển động phức tạp của thanh BC.
+ Con trượt chỉ có thể chuyển động tịnh tiến qua lại (dao động).
Bánh răng-thanh răng
+ Sử dụng sự ăn khớp để truyền chuyển động.
+ Thanh răng chỉ có chuyển động tịnh tiến thẳng mà không thế qua lại được.
+ Việc chế tạo bánh răng-thanh răng cũng khó hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp