Cơ thể của nữ giới khi bắt đầu dậy thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu thay đổi rõ rệt. Điều này làm cho nhiều bé gái dấy lên những thắc mắc về cơ thể của bản thân. Trong đó, “Con gái có bị vỡ giọng hay không?” vẫn luôn là câu hỏi muôn thuở. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Giọng nói được hình thành như thế nào?
Để giọng nói được phát ra bên ngoài, không thể thiếu được vai trò của thanh quản. Thanh quản một bộ phận trong hệ hô hấp. Thực chất, nó chính là một chiếc ống sụn, có chức năng như một chiếc hộp âm thanh.
Bạn đang xem: Bật mí: Con gái có bị vỡ giọng hay không?
Trên thanh quản còn có thêm nắp thanh môn, có khả năng đóng, mở liên tục, giúp điều tiết âm thanh và ngăn không cho thức ăn tràn vào khí quản.
Trước hết, không khí sẽ được đẩy ra từ phổi, kết hợp với sự rung động của 2 dây thanh quản và cử động của các cơ xung quanh để tạo thành âm thanh. Mỗi người lại có sự rung động dây thanh quản cùng các cơ khác nhau nên giọng nói phát ra cũng không giống nhau.
Nếu hát nốt cao hoặc nói giọng cao, dây thanh quản sẽ căng ra và siết chặt lấy nhau. Ngược lại, nói giọng trầm thì 2 sợi dây này sẽ lỏng ra và tách rời nhau.
Con gái có bị vỡ giọng hay không?
Xem thêm : Thủy sản Việt Nam: Những thuận lợi chủ yếu để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn
Để giải đáp thắc mắc: “Con gái có bị vỡ giọng hay không?”, các chuyên gia đã khẳng định rằng điều này là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân là do đặc điểm tự nhiên ở nữ giới là thanh quản nhỏ, dây thanh quản cũng nhỏ và mỏng.
Từ 10 – 15 tuổi trở lên, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone hơn để phát triển bộ phận sinh dục, kéo theo sự phát triển của dây thanh quản. Thanh quản sẽ trở nên to hơn, dây thanh quản dày hơn. Điều này làm cho giọng nói của nữ giới bị vỡ, trầm đi và không còn cao nữa.
Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới bị vỡ giọng vẫn ít hơn so với nam giới và cũng khó nhận ra hơn. Thông thường, bước vào tuổi dậy thì, dây thanh quản của nam giới sẽ dày thêm 10mm. Trong khi đó, bộ phận này ở nữ giới chỉ dày thêm 4mm. Đây chính là nguyên nhân khiến giọng nói của các bạn nam trầm hẳn xuống, mạnh mẽ hơn rõ rệt. Như vậy, các bé gái sẽ không phải lo lắng về việc giọng nói của mình sẽ trở nên “nam tính” hơn.
Con gái dậy thì không bị vỡ giọng có sao không?
Trong một vài trường hợp, hormone của cơ thể nữ giới vẫn tăng cao nhanh chóng khi bước vào độ tuổi dậy thì, nhưng lại không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đối với giọng nói. Điều này khiến nhiều bạn nữ băn khoăn liệu con gái không bị vỡ giọng thì có sao không.
Đừng lo lắng! Trên thực tế, đây là điều bình thường mà rất nhiều bạn nữ gặp phải. Không những vậy, việc không vỡ giọng còn giúp bạn sỡ hữu giọng nói trong trẻo lâu hơn đấy.
Con gái vỡ giọng trong bao lâu?
Xem thêm : Đà Lạt thuộc miền nào? Bật mí kinh nghiệm đi du lịch Đà Lạt
Không giống như các bộ phận khác trên cơ thể phát triển liên tục khi bước vào độ tuổi dậy thì, thanh quản và dây thanh quản sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Nhiều bé gái sẽ nhận thấy sự thay đổi giọng nói đột ngột trong 3 – 6 tháng, sau đó ổn định dần.
Hiện tượng vỡ giọng khi dậy thì là cơ chế bắt buộc của mọi cơ thể mà bạn không thể kiểm soát được. Hơn nữa, nó cũng không gây ra bất cứ phiền toái nào đến cuộc sống hàng ngày của con người. Vi vậy, bạn cần học cách “chung sống” với sự thay đổi này. Đến độ tuổi 18 hoặc 20, giọng nói sẽ trở nên ổn định hơn, bạn cũng sẽ có được giọng nói của nữ giới trưởng thành.
Con gái bị vỡ giọng không nên ăn gì?
Khi bị vỡ giọng, thanh quản và dây thanh quản sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ tổn thương hơn do tác động của những tác nhân từ bên trong lẫn bên ngoài. Lúc này, phụ huynh nên khuyên trẻ hạn chế một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của dây thanh. Đó là:
- Nước đá, nước ngọt có gas.
- Đồ ăn lạnh như: Kem, hoa quả đông lạnh,…
- Đồ ăn cay nóng, kích thích vị giác mạnh như: Mù tạt, tiêu, ớt,…
- Các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
Một lưu ý khác dành cho các bậc phụ huynh là hãy để cơ thể trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất. Bạn không nhất thiết phải cho trẻ uống thêm thuốc đau họng,… Nếu muốn bổ sung thêm những loại thực phẩm chức năng giúp cải thiện sức khỏe vòm họng và thanh quản, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ thay vì tự ý cho trẻ sử dụng.
Thay vào đó, bạn nên khuyên trẻ uống thật nhiều nước, tránh la hét quá mức. Thêm vào đó, tập hít thở đúng cách, thường xuyên luyện thanh và giữ ấm cổ họng khi trời trở lạnh cũng chính là những cách giúp bạn cải thiện giọng nói hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được đáp án chính xác cho thắc mắc: “Con gái có bị vỡ giọng hay không?”. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như: Khó nuốt, ho dai dẳng, mất khả năng nói,… bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế kịp thời nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp