1. Đặc khu kinh tế là gì?
Đặc khu kinh tế là mô hình phát triển kinh tế được rất nhiều quốc gia đã áp dụng thành công.
Đặc khu kinh tế hay còn được gọi là khu kinh tế đặc biệt ( SEZ ) là một khu vực được luật kinh doanh và thương mại khác với phần còn lại của đất nước.
Bạn đang xem: Đặc khu kinh tế là gì? Tìm hiểu về đặc khu kinh tế tại một số quốc gia?
Các khu kinh tế đặc biệt nằm trong biên giới quốc gia và mục tiêu bao gồm tăng cán cân thương mại, việc làm, tăng đầu tư, tạo việc làm và quản trị hiệu quả. Khuyến khích tạo nhiều điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia có thể đầu tư làm việc trong đặc khu kinh tế.
Những chính sách này thường bao gồm đầu tư, thuế, giao dịch, hạn ngạch, hải quan và quy định lao động. Ngoài ra, các công ty có thể được cung cấp các ngày lễ thuế, khi thành lập chính họ trong một khu vực, họ được cấp một khoảng thời gian đánh thuế thấp hơn, nhiều ưu đãi về thuế hơn.
Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v…
Đặc khu kinh tế tên tiếng anh là Special Economic Zones và được ký hiệu là SEZ tức là khu vực kinh tế được thành lập nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài bằng những biện pháp ưu đãi đặc biệt như giảm thuế, thời gian sử dụng đất lâu hơn… Mỗi một quốc gia lại có đặc khu kinh tế riêng.
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, đặc khu kinh tế là khu vực giới hạn về mặt địa lý, có quản lý hoặc điều hành và thường được đảm bảo về mặt địa lý. Khu vực đặc khu kinh tế thường nhận được những lợi ích dựa trên vị trí trong khu vực tùy theo quy định của mỗi quốc gia.
Đối với đặc khu kinh tế, tùy theo từng quốc gia mà được xác định riêng. Theo Ngân hàng Thế giới năm 2008 thì đặc khu kinh tế sẽ bị giới hạn về địa lý và đảm bảo về mặt vật lý với rào chắn. Đặc khu kinh tế sẽ có người quản lý hoặc người điều hành. Đồng thời nhận được các lợi ích dựa theo vị trí thực tế tại khu vực đó như miễn thuế và các thủ tục được đơn giản hóa.
2. Lợi ích của đặc khu kinh tế:
Hiện đại hóa, mở đường giao thông quốc tế
Khi các đặc khu kinh tế được tập trung đầu tư và phát triển thì cơ sở hạ tầng và đường giao thông sẽ phát triển. Tại Việt Nam, nhà nước đầu tư hơn 1,5 triệu tỷ vào các dự án đường cao tốc, sân bay, cảng biển. Nhờ đó, ngành xây dựng phát triển hơn, GDP đầu vào cũng tăng thêm không ít trong một thời gian ngắn.
Tạo nguồn thu thuế cho nhà nước
Theo như dự án quy hoạch 3 đặc khu kinh tế trong giai đoạn 2026 – 2030 những dự án khu đô thị, casino, bất động sản sẽ được tập trung đầu tư mạnh để mang đến nguồn thuế, phí cao. Trong đó Vân Đồn sẽ đóng góp khoảng 4 tỷ USD từ nguồn thu từ đất, thuế và phí, doanh nghiệp tạo ra giá trị khoảng 9.7 tỷ USD. Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong đóng góp 2,2 tỷ USD và doanh nghiệp tạo ra khoảng 10 tỷ USD. Trong khi Phú Quốc đóng góp khoảng 2.2 tỷ USD và doanh nghiệp tạo ra 19 tỷ USD. Trong gần 1 thập kỷ, các đặc khu kinh tế sẽ đóng góp khoảng 9,5 tỷ USD cho nhà nước, gấp nhiều lần so với các tập đoàn lớn như Samsung, tập đoàn dầu khí PVN.
Rõ ràng, lựa chọn đầu tư vào các đặc khu kinh tế đem đến khá nhiều lợi ích, hơn hẳn so với những khu công nghiệp thông thường. Nhà hoạch định chiến lược có thể dễ dàng đưa ra những nhận định khách quan như:
Chức năng: Doanh nghiệp đầu tư vào đặc khu kinh tế có thể thoải mái kinh doanh và sản xuất các sản phẩm theo ý thích, nhiều mặt hàng đa dạng. Tuy nhiên những khu kinh tế và công nghiệp chỉ được tập trung sản xuất và chế biến chuyên biệt.
Thời gian thuê đất: Theo quy định của nhà nước, thời gian thuê đất trong đặc khu kinh tế lên tới 99 năm trong khi khu kinh tế chỉ được thuê tối đa 50 năm.
Thuế thu nhập cá nhân: Những người làm trong đặc khu kinh tế sẽ được miễn phí hoàn toàn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm đầu tiên và 50% trong những năm tiếp theo.
Xem thêm : Dân cư nước ta sống thưa thớt ở?
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty đầu tư vào đặc khu kinh tế chỉ cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm đầu tiên kinh doanh, trong khi những doanh nghiệp trong khu kinh tế phải nộp 20%.
Tổ chức chính quyền: Trong đặc khu kinh tế không có hội đồng Nhân dân và trưởng đặc khu là do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm. Nếu doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại địa phương bình thường thì phải chịu sự quản lý của Khu kinh tế – Khu công nghiệp trực thuộc.
Sở hữu nhà với người nước ngoài: Đi kèm với việc đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài là việc sở hữu nhà của người nước ngoài. Trong phạm vi của đặc khu kinh tế, người nước ngoài có thời gian lao động từ 3 tháng trở lên có thể tự do mua bán nhà, thời gian sử dụng nhà ở biệt thự vĩnh viễn và tối đa 99 năm đối với chung cư. Người nước ngoài sở hữu nhà trong khu công nghiệp chỉ áp dụng tối đa 50 năm.
Casino: Người Việt có thể thoải mái tham gia vào Casino trong các đặc khu kinh tế, tuy nhiên trong khu công nghiệp thì chỉ được chơi trò chơi này với các điều kiện trong thời gian thí điểm 3 năm.
Đầu tư vào đặc khu kinh tế được rất nhiều ưu đãi từ nhà đất đến thuế
Ngoài ra, đặc khu kinh tế được áp dụng Luật riêng biệt do Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam xây dựng. Trong kỳ họp thứ 4 và thứ 5, dự thảo Luật đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội tuy nhiên vẫn chưa được quyết định và yêu cầu lùi sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu.
*) Tác hại tiềm ẩn của đặc khu kinh tế
Bên cạnh những lợi ích to lớn, đặc khu kinh tế còn đem đến khá nhiều tác hại tiềm ẩn. Cụ thể là:
Dễ xuất hiện tình trạng công ty ma
Hệ thống thuế của Việt Nam còn rất nhiều kẽ hở và chưa hoàn thiện như những nước phát triển trên thế giới nên tình trạng trốn thuế và xuất hiện nhiều công ty “ma” dẫn đến thất thu, ảnh hưởng tiêu cực đến thuế của nhà nước.
Là gánh nặng của quốc gia
Ngân sách quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các công ty nhà nước, trong khi khoản đầu từ 1,57 triệu tỷ USD là rất lớn. Khi đầu tư vào các dự án đặc khu kinh tế còn có thể phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến đội vốn hơn nữa. Đây cũng là một gánh nặng rất lớn cho quốc gia nếu như dự án và nguồn thu không được như kỳ vọng, Hệ thống thuế chưa hoàn thiện, doanh nghiệp dễ dàng trốn thuế.
Không giữ cân bằng hệ sinh thái
Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì hệ sinh thái cũng cần được quan tâm. Việc chú trọng đầu tư vào các dịch vụ, du lịch cũng khiến ô nhiễm môi trường tăng lên đột biến. Đặc biệt là những khu du lịch có lượng du khách đến nghỉ dưỡng đông nhưng hệ thống xử lý rác thải không triệt để.
3. Một số loại đặc khu kinh tế điển hình:
*) Cảng tự do và khu mậu dịch tự do:
Cảng tự do là một cảng mà ở đó tất cả hoặc hầu hết các hàng hóa nước ngoài có thể xuất, nhập vào cảng mà không phải chịu bất cứ một loại thuế nào. Các cảng tự do thường có điều kiện bến bãi và vị trí thuận lợi, mục tiêu phát triển và chức năng hoạt động của nó kết hợp chặt chẽ với vai trò tập trung, giải tán của bản thân các cảng khẩu, nhằm thu hút và khuyến khích hàng hóa nước ngoài thực hiện chuyển khẩu qua nó. Hiện nay các cảng tự do như Hamburg ở Đức, Copenhagen của Đan Mạch, Dunkerque của Pháp, Singapore hay đặc khu hành chính Hồng Kong của Trung Quốc đều là những cảng tự do nổi tiếng của thế giới.
Khu mậu dịch tự do là hình thái phát triển cao hơn của cảng tự do, vì thế, về cơ bản nó giống với cảng tự do, nhưng phạm vi hoạt động của nó mở rộng đến các vùng lận cận.
Khu mậu dịch tự do thông thường được chia làm hai loại: Loại thứ nhất bao gồm cả hải cảng và thành phố cảng, mà Hồng Kong là một ví dụ cụ thể. Loại thứ hai chỉ gồm hải cảng hoặc một bộ phận của thành phố cảng, có người gọi đó là “khu cảng tự do”, ví dụ như khu mậu dịch tự do Hamburg của Đức. Khu này là một bộ phận của thành phố Hamburg, diện tích của nó chỉ khoảng 5,6 dặm vuông.
*) Khu miễn thuế:
Khu miễn thuế còn được gọi là Kho miễn thuế, là khu vực và kho bãi đặc biệt do hải quan lập ra hoặc được hải quan cho phép thành lập. Hàng hóa từ nước ngoài có thể xuất và nhập vào khu miễn thuế mà không phải nộp thuế.
Ngoài ra, các thương nhân còn có thể tiến hành lưu kho, sửa chữa, phân loại, triển lãm, gia công và chế tạo đối với hàng hóa của mình ngay trong khu. Tuy nhiên, khi hàng hóa từ khu miễn thuế vào thị trường trong nước thì cũng phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu. Ở các nước tư bản chủ nghĩa như Nhật, Hà Lan, khu miễn thuế đóng vai trò tương tự như cảng tự do và khu mậu dịch tự do, chỉ khác ở chỗ phạm vi địa lý của nó tương đối nhỏ.
*) Khu gia công xuất khẩu:
Khu gia công xuất khẩu là hình thức mới của đặc khu kinh tế, được xây dựng và phát triển tại một số nước và khu vực đang phát triển trong giai đoạn thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX. Khu gia công xuất khẩu chính là hình thức kết hợp giữa khu mậu dịch tự do và khu công nghiệp, vì vậy, nó là đặc khu kinh tế công nghiệp – mậu dịch, mang đủ cả hai chức năng sản xuất công nghiệp và mậu dịch xuất khẩu. Mục đích chủ yếu của nước chủ nhà khi xây dựng khu gia công xuất khẩu là thu hút đầu tư nước ngoài, nhập thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng công nghiệp gia công xuất khẩu, tăng thu ngoại tê, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực theo xu hướng “hướng ra bên ngoài”.
*) Khu công nghiệp khoa học:
Khu công nghiệp khoa học hay còn gọi là Khu khoa học công nghiệp, Khu công nghiệp nghiên cứu khoa học hay Khu công nghệ cao. Mục đích của việc thành lập mô hình đặc khu kinh tế này là đẩy nhanh việc nghiên cứu kỹ thuật mới và những thành quả ứng dụng của nó, phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hóa nền công nghiệp của khu vực hoặc của quốc gia, đồng thời phục vụ cho mục đích khai thác mở rộng thị trường quốc tế. Một số khu công nghiệp cao có ảnh hưởng lớn trên thế giới là Khu công nghiệp Cambridge của Anh, Khu công nghiệp Tân Trúc của Đài Loan – Trung Quốc.
*) Khu biên giới tự do và khu quá cảnh:
Khu biên giới tự don còn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được xây dựng trên một khu đất thuộc một thành phố hoặc tỉnh nào đó. Dựa trên những biện pháp ưu đãi của khu mậu dịch tự do và khu gia công xuất khẩu, trong khu biên giới tự do cũng thi hành việc giảm thuế hoặc miễn thuế đối với những máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng sử dụng trong khu nhằm thu hút đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Không giống với khu gia công xuất khẩu, hàng hóa nước ngoài sau khi được gia công chế tạo thì được sử dụng ngay trong khu biên giới tự do, chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ. Vì vậy, mục đích của việc xây dựng khu biên giới tự do là thu hút đầu tư phát triển kinh tế của vùng biên giới. Tuy nhiên có một số quốc gia đã quy định thời hạn được ưu đãi hoặc dần dần rút lại những ưu đãi đó, thậm chí là xóa bỏ khu biên giới tự do sau khi năng lực sản xuất ở các vùng biên giới đã phát triển. Chính vì lý do này mà hình thức khu biên giới tự do ít được ứng dụng tại các nước.
Khu quá cảnh hay còn gọi là Khu mậu dịch trung chuyển, là một số cảng biển, cảng sông hoặc thành phố biên giới do một số nước ven biển xây dựng trên cơ sở các hiệp định song phương để làm nơi trung chuyển tự do cho hàng hóa quá cảnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với các chế độ ưu đãi như: đơn giản hóa các thủ tục hải quan khi quá cảnh, miễn thuế hoặc chỉ thu một khoản phí quá cảnh rất nhỏ.
*) Đặc khu kinh tế tổng hợp:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển của tài chính mậu dịch quốc tế và giao lưu kinh tế kỹ thuật quốc tế, đặc khu kinh tế đã xuất hiện xu thế phát triển theo hướng tổng hợp. Một số đặc điểm cơ bản của đặc khu kinh tế tổng hợp là: quy mô lớn, phạm vi kinh doanh rộng, là khu vực kinh tế đặc biệt nhiều ngành nghề, đa chức năng. Đặc khu kinh tế loại này không chỉ chú trọng công nghiệp xuất khẩu và ngoại thương, mà đồng thời nó còn chú trọng đến các ngành nông- lâm- ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và một số ngành khác.
Kết luận: Với những thông tin như trên, các nhà đầu tư trên thế giới nên lưu ý để lựa chọn loại hình đặc khu kinh tế để đầu tư cho hiệu quả và phù hợp với mục đích đầu tư đã đặt ra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp