Bố mẹ tôi có 4 người con, trong đó có 1 người con nuôi. Bố mẹ tôi năm nay cũng đã lớn tuổi, tài sản chỉ có căn nhà duy nhất. Cả 4 anh chị em chúng tôi đã lập gia đình và ở riêng.
Bạn đang xem: Con nuôi có được thừa kế tài sản như con ruột không?
Trong trường hợp bố mẹ tôi qua đời, không để lại di chúc thì người con nuôi có được hưởng thừa kế từ tài sản của bố mẹ tôi để lại không? Và để không xảy ra tranh chấp thừa kế sau khi bố mẹ tôi qua đời, bố mẹ hoặc chúng tôi phải làm những gì?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm tư vấn:
Con nuôi hợp pháp được quyền hưởng thừa kế như con ruột:
Theo quy định tại điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010, nếu cha mẹ của bạn đã đăng ký nuôi con nuôi hợp pháp, gia đình bạn và người con nuôi này phát sinh đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, trường hợp cha mẹ bạn qua đời nhưng không lập di chúc hợp pháp, di sản sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điều 650 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Xem thêm : Vì sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới khác nhau?
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc.
b) Di chúc không hợp pháp.
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự, di sản được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Xem thêm : Sinh năm 1987 năm nay bao nhiêu tuổi
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
Theo quy định trên, con đẻ và con nuôi hợp pháp có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật như nhau đối với di sản do người chết là cha, mẹ không lập di chúc để lại.
Giải pháp để giảm khả năng xảy ra tranh chấp thừa kế:
Cha mẹ của bạn có quyền lập di chúc phù hợp với ý chí, nguyện vọng của hai người và phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Cha mẹ bạn có quyền lập di chúc chia đều di sản cho các con (bao gồm cả con nuôi) hoặc lập di chúc để lại di sản cho một hoặc một số người con hoặc cho bất kỳ ai khác.
Để đảm bảo tính hợp pháp của di chúc, cha mẹ bạn có thể giám định sức khỏe tâm thần tại cơ sở có thẩm quyền trước khi lập di chúc và tiến hành lập di chúc tại phòng công chứng.
Bên cạnh đó, để tránh trường hợp người không được hưởng thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc một trong những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật chiếm đoạt di sản, gây khó khăn cho những người được hưởng thừa kế trong quá trình khai nhận di sản thừa kế, cha mẹ của bạn có thể quy định người được quyền quản lý và phân chia di sản trong nội dung di chúc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp