Công an có quyền kiểm tra điện thoại của công dân không? Công an có đọc được tin nhắn zalo không? Khi trên thực tế công dân có quyền bí mật riêng tư về thư tín, thông tin cá nhân,..
Bạn đang xem: Công an có quyền kiểm tra điện thoại của công dân không?
Công an có quyền kiểm tra điện thoại của công dân không?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các thông tin về đời sống cá nhân riêng tư, các bí mật của công dân, bí mật về thư tín/điện thoại, các phương thức liên lạc được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và bất khả xâm phạm. Việc thu thập, lưu trữ hay sử dụng, công khai những thông tin có liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Bên cạnh đó, Điều 12 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định rõ ràng việc cấm các cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền riêng tư, chỗ ở, các bí mật cá nhân hay bí mật thư, điện thoại của người khác.
Với quy định này có thể thấy, các thông tin trong điện thoại của cá nhân được bảo vệ và bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì công an vẫn có quyền kiểm tra điện thoại của công dân trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là 02 trường hợp sau:
– Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính
+ Theo Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng thủ tục hành chính “Khám phương tiện vận tải, đồ vật” nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hoặc nhằm đảm bảo việc xử lý vi phạm đó.
+ Khoản 3 Điều 128 Luật này quy định thẩm quyền cho trưởng công an phường, trưởng công an huyện, chiến sĩ công an, cảnh sát biển,… thực hiện việc khám xét này.
+ Việc khám xét đồ vật, phương tiện vận tải phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp khẩn cấp. Và khi khám xét phải có mặt chủ của đồ vật, chủ hoặc người điều khiển phương tiện và người chứng kiến.
Xem thêm : CÓ THAI BÉ TRAI CÓ NÊN UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH KHÔNG? VÌ SAO?
Do đó, công an có quyền kiểm tra điện thoại của công dân khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính; những thông tin, dữ liệu trong điện thoại có liên quan đến vụ việc đó.
– Khi xử lý vụ án hình sự
Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định căn cứ khám xét người, phương tiện, các tài liệu, đồ vật, thư tín hay điện tín, bưu điện gồm:
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.”
Theo quy định này, điện thoại của công dân sẽ bị kiểm tra, khám xét nếu điện thoại đó có liên quan đến vụ án, hay có những thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án hình sự.
Tóm lại, công an có quyền kiểm tra điện thoại của công dân nếu điện thoại đó có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính hoặc vụ án hình sự.
Công an có đọc được tin nhắn zalo không?
Theo các quy định đã nêu trên, có thể thấy việc kiểm tra điện thoại của công dân là điều có thể thực hiện trong những trường hợp nhất định.
Pháp luật đã quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình khám xét, kiểm tra điện thoại, tuy nhiên việc kiểm tra này cũng chỉ được nằm trong phạm vi những nội dung, thông tin liên quan đến vụ án hành chính, vụ án hình sự. Ngoài ra, các thông tin khác có trong điện thoại của công dân vẫn được bảo đảm bí mật, được tôn trọng tuyệt đối.
Như vậy, công an có đọc được tin nhắn zalo hay không phải phụ thuộc vào việc nội dung tin nhắn ấy có phục vụ cho quá trình xử phạt vi phạm hành chính và vụ án hình sự hay không.
Công an thu giữ điện thoại bao lâu?
Xem thêm : Chợ hoa Hồ Thị Kỷ – Thiên đường hoa tươi giữa lòng Sài Gòn
Khi tiến hành thu giữ điện thoại phục vụ cho xử phạt hành chính hay vụ án hình sự, người có thẩm quyền cũng cần phải tuân thủ quy định về thời gian thu giữ như sau:
* Đối với điện thoại là tang vật vi phạm hành chính
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020) thì thời hạn tạm giữ tối đa là 07 ngày làm việc tính từ ngày điện thoại bị tạm giữ.
Với những trường hợp cá nhân/tổ chức có yêu cầu giải trình hay phải xác minh các tình tiết liên quan thì thời hạn tạm giữ điện thoại tối đa là 01 tháng tính từ ngày tạm giữ.
Với những trường hợp phải giải trình hay xác minh tình tiết nêu trên mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp dẫn đến việc cần thêm thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn thu giữ điện thoại có thể tối đa lên đến 02 tháng kể từ ngày điện thoại bị tạm giữ.
* Đối với điện thoại là tang vật/vật chứng vụ án hình sự
Điều 198 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét như sau:
1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.”
Ngoài ra cũng không có bất kỳ quy định nào về thời hạn tạm giữ tang vật trong vụ án hình sự.
Như vậy, không có thời hạn thu giữ điện thoại cụ thể trong trường hợp điện thoại là tang vật trong vụ án hình sự. Khi xét thấy việc trả lại điện thoại cho chủ sở hữu, người quản lý mà không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì điện thoại sẽ được trả lại cho công dân.
Các thắc mắc về Công an có quyền kiểm tra điện thoại của công dân không? đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc các vấn đề pháp luật khác, các bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.6199 để được giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp