Công thức chung của tư bản

cong thuc luu thong hang hoa gian don 1

Tư bản hay vốn trong kinh tế học là khái niệm để chỉ những vật thể có giá trị, có khả năng đo lường được sự giàu có của người sở hữu chúng. Tư bản là sở hữu về vật chất thuộc về cá nhân hay tạo ra bởi xã hội. Vậy trong tư bản thì công thức chung của tư bản là gì là câu hỏi được đông đảo độc giả quan tâm tìm kiếm.

Tư bản là gì?

Theo Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân thì tư bản (capital) được hiểu là khái niệm được dùng để chỉ nhân tố sản xuất do hệ thống kinh tế sản xuất ra.

Hàng hóa tư bản (còn gọi là hàng đầu tư) là những hàng hóa được sản xuất ra, sau đó được sử dụng làm đầu vào nhân tố phục vụ cho các quá trình sản xuất khác, như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu.

Do khái niệm này bao gồm nhiều thứ khác nhau, nên việc xác định khối lượng tư bản là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế. Tựu chung lại có thể thấy tư bản là khái niệm để chỉ nhân tố sản xuất trong hệ thống kinh tế sản xuất ra và quen thuộc phổ biến với con người.

Công thức chung của tư bản là gì?

Theo nội dung của sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản về sự chuyển hóa của tiền thành tư bản thì khẳng định rẳng tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.

Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

Theo đó tiền được chia thành là tiền thông thường hoặc tiền tư bản. Tiền thông thường sẽ vận động theo công thức: H – T – H (hàng – tiền – hàng), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền, rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Trong trường hợp tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T – H – T (tiền – hàng – tiền), tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T – H – T đều chuyển hoá thành tư bản.

Giữa tiền thông thường hoặc tiền tư bản thì cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

Bên cạnh đó giữa hai công thức đó có những điểm khác nhau về chất. Lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H – T) và kết thúc bằng việc mua (T – H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hoá, còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T – H) và kết thúc bằng việc bán (H – T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hoá chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về.

Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa giá trị tăng thêm.

Vậy công thức chung của tư bản là gì thì theo C.Mác gọi công thức T – H – T’ là công thức chung của tư bản. Nguyên nhân công thức T – H – T’ là công thức chung của tư bản vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. C.Mac gọi công thức T – H – T là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

Trường hợp trao đổi ngang giá: nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng, thì cả hai bên trao đổi đều có lợi.

Trường hợp trao đổi không ngang giá: nếu hàng hoá được bán cao hơn giá trị, thì số lời anh ta nhận được khi là người bán cũng chính số tiền anh ta sẽ mất đi khi là người mua, rốt cuộc anh ta sẽ không được lợi thêm gì cả. Còn nếu mua hàng hoá thấp hơn giá trị, thì tình hình cũng tương tự như trên. Số lời anh ta nhận được khi là người mua sẽ mất đi khi là người bán.

Như vậy, nếu người ta trao đổi những vật ngang giá sẽ không sinh ra giá trị thặng dư; nếu người ta trao đổi những vật không ngang giá thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư. Lưu thông không tạo ra giá trị mới. Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông, thì cũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được. “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”.

Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Tiền ứng trước, tức là tiền bỏ vào lưu thông, khi quay trở về tay người chủ của nó, thì có thêm một lượng nhất định. Vậy có phải do bản chất của sự lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm và do đó hình thành giá trị thặng dư hay không?

Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

Trường hợp trao đổi ngang giá: nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng, thì cả hai bên trao đổi đều có lợi.

cong thuc chung cua tu ban
công thức chung của tư bản

Trường hợp trao đổi không ngang giá: nếu hàng hóa được bán cao hơn giá trị, thì số lời anh ta nhận được khi là người bán cũng chính số tiền anh ta sẽ mất đi khi là người mua, rốt cuộc anh ta sẽ không được lợi thêm gì cả. Còn nếu mua hàng hóa thấp hơn giá trị, thì tình hình cũng tương tự như trên. Số lời anh ta nhận được khi là người mua sẽ mất đi khi là người bán. Giả định có một số người nhờ mánh khóe mà chuyên mua được rẻ bán đắt, thì như C. Mác nói, điều đó chỉ có thể giải thích được sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Bởi vì tổng số giá trị trước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi không thay đổi, mà chỉ có phần giá trị nằm trong tay mỗi bên trao đổi là thay đổi.

Như vậy, nếu người ta trao đổi những vật ngang giá, thì không sinh ra giá trị thặng dư, và nếu người ta trao đổi những vật không ngang giá thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư. Lưu thông không tạo ra giá trị mới.

Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông, thì cũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được.

“Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”

So sánh công thức chung của tư bản

– Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

– Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản. Tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H – T – H (hàng – tiền – hàng), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T – H – T (tiền – hàng – tiền), tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền.

– So sánh giữa hai công thức H-T-H với công thức T-H-T

+ Điểm giống nhau: cả hai sự vận động, đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

+ Điểm khác nhau:

H-T-H

T-H-T

Điểm mở đầu, kết thúc

Hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian.

Tiền tệ, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

Trật tự hành

vi

Bán trước, mua sau.

Mua trước, bán sau

Mục đích vận động

Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau.

Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T, trong đó T’ = T + T. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (T) được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.

Giới hạn vận động

Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Do đó sự vận động là có giới hạn.

Sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.

Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại thành T – T’.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề công thức chung của tư bản là gì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.