Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, cơ quan hành chính Nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động quản lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa phương đứng đầu hệ thống đó là chính phủ.
Cơ quan quản lý hành chính nhà nước nhân danh nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá – xã hội và hành chính – chính trị. Cơ quan hành chính nhà nước căn cứ vào những tiêu chí mà được phân loại thành những cơ quan khác nhau. Bài viết của Luật Dương Gia sau đây làm rõ sự khác nhau giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn.
Bạn đang xem: Phân biệt cơ quan hành chính có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn
1. Các vấn đề chung về cơ quan hành chính nhà nước:
1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước:
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
1.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:
Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân.
Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước có tính trực thuộc, tính thứ bậc chặt chẽ tạo thành một hệ thống thống nhất. Bộ máy hành chính nhà nước chủ yếu thực hiện quyền hành pháp, thực hiện một loại hoạt động đặc thù, phức tạp, đa dạng.
Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước. Do đó các cơ quan này chịu sự lãnh đạo, giám sát của cơ quan dân cử tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó. Có những cơ quan hành chính nhà nước không do cơ quan dân cử trực tiếp lập ra mà do các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên lập, nhưng về nguyên tắc cũng chịu sự giám sát, lãnh đạo của cơ quan dân cư tương ứng.
Thứ tư, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.
Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc.
Thứ sáu, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được bảo đảm trực tiếp bằng bằng ngân sách nhà nước và các cơ sở vật chất khác, vì chúng là chủ thể trực tiếp quản lí ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác, tài sản, tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của quốc gia.
2. Phân biệt cơ quan hành chính có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn:
2.1. Điểm tương đồng:
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn có những điểm giống nhau như sau:
– Đều là cơ quan hành chính nhà nước được giao thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước.
– Đều có đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhằm mục đích được giao nhằm thực hiện chức năng của mình.
– Đều có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính để giải quyết công việc phát sinh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
2.2. Điểm khác nhau:
Bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cũng có những điểm khác nhau cơ bản để có thể phân biệt được, cụ thể như sau:
Mục tiêu phân biệt
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
Xem thêm : Vitamin B1 có tác dụng gì? Lưu ý khi dùng
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
Khái niệm
Là cơ quan hành chính do quốc hội hoặc hội đồng nhân dân lập ra nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở trung ương và địa phương.
Là có quan hành chính nhà nước được thành lập ra ở trung ương để giúp cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ.
Tên gọi
Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.
Bộ và cơ quan ngang bộ.
Phạm vi thực hiện quyền quản lý hành chính nhà nước
Các cơ quan này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Có chức năng quản lý hành chính về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Để được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
Được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người.
Về lãnh thổ
Có cả ở trung ương và địa phương.
Chỉ có ở trung ương, còn ở địa phương chỉ là các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ mà không phụ thuộc về tổ chức vì các cơ quan chuyên môn do ủy ban nhân dân lập ra.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm : 40 cách làm tóc nhanh dài và mọc dày siêu đơn giản ngay tại nhà
Xin chào công ty luật Dương Gia. Em tên là Minh Phương, là sinh viên, hiện đang thực tập tại Phòng Kinh tế Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Sau quá trình thực tập, em có dự định làm việc tại quê em ở Phú Thọ. Tuy nhiên, hiện em chưa rõ cơ quan chuyên môn ở huyện bao gồm những cơ quan nào. Xin luật sư đáp câu hỏi cơ quan chuyên môn cấp huyện bao gồm cơ quan nào? Văn bản nào quy định điều này?
Luật sư tư vấn:
Vấn đề cơ quan chuyên môn cấp huyện quy định tại Khoản 2 Điều Nghị định 37/2014/NĐ-CP cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh cụ thể như sau:Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng).
Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2014/NĐ-CP bao gồm các cơ quan sau:
1. Phòng Nội vụ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua – khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Phòng Tài chính – Kế hoạch:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo).
5. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp