Công thức tính momen lực hay, chi tiết hay nhất
Bài viết Công thức tính momen lực hay, chi tiết Vật Lí lớp 10 hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính momen lực hay, chi tiết.
- Bến Xe Phương Trang Nha Trang – Toàn Quốc [Cập Nhật 2024]
- Bên trong nỗi ám ảnh 3, 6, 9 của Nikola Tesla và những lý thuyết bất thường mà nó sinh ra
- Có được mang chó mèo lên xe buýt không
- Lưu ý phải nhớ khi đặt trầu cau trên ban thắp hương cho đúng và thu hút tài lộc không bị trách phạt
- Góc thắc mắc: Ăn phô mai con bò cười có tốt không?
1. Khái niệm
– Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
– Nếu giá của lực song song với trục quay hoặc cắt trục quay thì lực sẽ không cho tác dụng làm quay, khi đó momen lực bằng không.
– Điều kiện để lực có tác dụng làm quay vật:
+ Giá của lực không cắt trục quay
+ Trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực
Các lực nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và có giá càng xa trục quay của vật thì tác dụng làm quay càng mạnh, khi đó momen lực càng lớn.
2. Công thức
M = F.d
Trong đó:
M: momen của lực (N.m)
F: lực tác dụng (N)
d: cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực (m)
Xem thêm : Công nguyên là gì? Thế nào là trước công nguyên, sau công nguyên?
3. Kiến thức mở rộng
– Từ công thức momen lực, ta có thể tính:
– Quy tắc momen lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng của các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
∑Mcùng chiều kim đồng hồ = ∑Mngược chiều kim đồng hồ
Ví dụ:
Vật ở trạng thái cân bằng, nên theo quy tắc momen lực ta có:
Chú ý khi sử dụng quy tắc momen lực:Quy tắc momen lực còn được áp dụng trong cả trường hợp vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.
4. Ví dụ minh họa
Bài 1: Tính momen của lực đối với trục quay O, cho biết F = 100N, OA = 100cm? Bỏ qua trọng lượng của thanh.
Lời giải
Cánh tay đòn của lực F là: d = OA.sin30 = 50cm
Ta có, momen của lực: M = F.d = 100.0,5 = 50N.m
Bài 2: Một thanh cứng AB dài 7m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực như hình. Cho F1 = 50N; F2 = 200N và OA = 2m . Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 300N để cho thanh nằm ngang. Khoảng cách OC là bao nhiêu?
Lời giải
Ta có:
Cánh tay đòn của F1 là OA, cánh tay đòn của F2 là OB, cánh tay đòn của F3 là OC.
Theo bài ta có:
AO = 2m, AB = 7m
F1 = 50N; F2 = 200N; F3 = 300N
Thanh cân bằng và tâm quay tại O, theo quy tắc momen, ta có:
MA + MC = MB
⇒ F1.AO + F3.OC = F2.OB
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 10 quan trọng hay khác:
Công thức tính momen ngẫu lực hay, chi tiết
Quy tắc hợp lực song song cùng chiều hay, chi tiết
Điều kiện cân bằng của vật rắn hay, chi tiết
Công thức tính gia tốc tịnh tiến hay, chi tiết
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song hay, chi tiết
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp