Nghệ đen có tác dụng gì?

Nghệ đen có rất nhiều cái tên gọi khác nhau như nga truật, ngải xanh, tam nại, bồng nga truật, xú thể khương, thanh khương, thuật dược,… và tên khoa học của nó là Cucurma Caesia thuộc họ Gừng.

Nghệ đen rừng: Đây là một thực vật thân thảo thường được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc ở nước ta. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Indonesia. Người dân đem loài thảo dược này đến Châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 6, nhưng rất ít người biết đến thảo dược có thể sử dụng làm gia vị. Thỉnh thoảng thì họ sử dụng nghệ đen để có thể thay thế cho gừng.

Cây nghệ đen rừng có kích thước cao gần 2m. Thân rễ của nó có hình nón, và xuất hiện các khía chạy dọc, và bên trong chứa nhiều củ có thịt màu vàng. Ngoài những củ chính, thì còn có những củ phụ cuốn dọc hình trứng xung quanh.

Lá nghệ đen có sẽ đốm đỏ, gân lá chạy dọc, và chiều dài khoảng từ 40 đến 60cm, đường kính 7 đến 9cm. Hoa thường sẽ mọc thành cụm mọc trước khi cây có lá. Lá bắc ở bên trên có màu đỏ và vàng, bên dưới có màu xanh nhạt. Hoa của cây có màu vàng nhạt, và bầu có lông mịn, và môi lõm ở đầu.

Tại những khu vực phía Nam thì loại nghệ này rất ít khi được sử dụng. Do vậy, nhiều người nghĩ rằng, nghệ đen ít xuất hiện nên là nó rất quý hiếm và nhiều dược tính tốt như những lời đồn. Bởi thường cái nào khó gặp thì người ta sẽ nghĩ nó rất quý hiếm và có giá trị cao.

Thật sự thì giữa nghệ đen và nghệ vàng có các giá trị tương đương nhau. Tuy vậy thì, trong Đông y, khả năng phá ứ, điều kinh, và thông huyết của nghệ đen tốt hơn nghệ vàng. Về cả hình dạng thì chúng đều gần giống nhau, khác nhau về thịt bên trong. Nghệ đen sẽ có màu tím đậm.