Đá trầm tích được sử dụng phổ biến trong xây dựng và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Đây là một trong những vật liệu giá rẻ, dễ vận chuyển và dễ sử dụng nhất. Nếu chưa biết đá trầm tích là gì thì hãy tham khảo thông tin chi tiết từ bài viết này của Nội Thất Điểm Nhấn nhé!
Khái niệm đá trầm tích
Đá trầm tích (hay còn được gọi là “Sedimentum”) là loại vật liệu tự nhiên được hình thành nhờ quá trình lắng đọng vật chất. Trung bình, khoảng 3/4 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi đá trầm tích. Có thể nói rằng vật liệu này dễ khai thác và có giá thành rất rẻ.
Bạn đang xem: Đá trầm tích là gì? Được hình thành như thế nào? Ứng dụng?
Đá trầm tích được hình thành như thế nào?
Các loại đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ quá trình phong hóa, lắng đọng và tích tụ trong thời gian dài. Tác động của các yếu tố như nước, gió, băng,… làm cho những tảng đá tự nhiên trên bề mặt bị phá vỡ. Sau đó, các hạt vật chất sẽ di chuyển và lắng đọng trong những bể trầm tích. Trải qua một thời gian dài, những lớp trầm tích chịu áp lực sẽ kết dính với nhau để tạo thành đá trầm tích.
Sự hình thành đá trầm tích bao gồm 4 giai đoạn đó là:
- Phong hóa: Quá trình các yếu tố thiên nhiên liên tục mài mòn gây phá hủy đất đá và các khoáng vật bên trong. Tất cả yếu tố thời tiết đều đóng góp vào quá trình này (trong đó đóng góp nhiều nhất là gió và nước).
- Vận chuyển: Đá bị xói mòn được nước và gió vận chuyển xuống những khu vực thấp hơn.
- Lắng đọng: Quá trình các hạt rắn bị xói mòn lắng xuống đáy hồ do tác động của trọng lực.
- Gắn kết: Các lớp trầm tích chịu lực nén trong thời gian dài sẽ khiến các hạt rắn kết dính với nhau tạo thành đá trầm tích.
Các giai đoạn trên được lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo nên các tầng đá trầm tính chồng chất lên nhau. Trải qua hàng tỷ năm, đá trầm tích được hình thành ở khắp nơi tạo nên bề mặt Trái Đất như ngày nay.
Đặc điểm cấu tạo đá trầm tích
Cách đá trầm tích được hình thành ảnh hưởng mạnh đến cấu tạo của chúng. Cụ thể, bề mặt đá thường có dấu vết gợn sóng, vết hằn cơ học, dấu vết sinh vật. dấu vết giọt ma và khe nứt. Khi cắt lớp, đá trầm tích sẽ thể hiện một trong những kiểu cấu tạo sau:
- Cấu tạo kết hạch: Các hình dạng như hình bầu dục hoặc hình cầu.
- Cấu tạo đồng tâm: Các lớp xếp chồng lên nhau tạo nên hình dạng trứng gà hoặc trứng cá.
- Cấu tạo tỏa tia: Thành phần đá sắp xếp theo dạng đồng tâm nhưng hướng ra ngoài theo nhiều phía tạo thành kiểu hình tỏa tia.
- Cấu tạo đường khâu: Lực nén ép khiến các khoáng chất vừa hòa tan, vừa tách biệt tạo nên những đường nhỏ chạy bên trong.
Xem thêm : Khái lược về hai Vịnh lớn trên Biển Đông – Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Nhìn chung, đá trầm tích không phải là một khối đồng nhất mà sẽ bao gồm nhiều lớp phân chia rõ rệt. Trong đó, mỗi lớp đều có đặc tính như độ cứng, độ mịn, màu sắc, độ dày,… khác nhau.
Bên cạnh đó,cấu tạo của đá trầm tích cũng ảnh hưởng đến đặc điểm của vật liệu này. Vì được tạo thành từ nhiều lớp nên loại đá này cứng rắn với lực vuông góc hơn là với lực dọc theo các thớ. Ngoài ra, đá trầm tích cũng có thể bị thấm nước ảnh hưởng đến độ kết dính giữa các lớp, làm cho độ bền giảm đi đáng kể.
Phân loại đá trầm tích
Tuy cùng được hình thành nhờ quá trình lắng đọng vật chất nhưng các loại đá trầm tích có thể sở hữu nhiều đặc tính khác nhau do điều kiện hình thành. Cụ thể, một số loại cần kể đến như sau:
Đá trầm tích cơ học
Đá trầm tích cơ học là sản phẩm tạo thành nhờ quá trình phong hóa các loại đá tự nhiên. Sau khi đá bị mài mòn, các hạt rời rạc và hạt gắn kết sẽ lắng đọng tạo thành một khối thống nhất. Tùy theo cách hình thành mà loại đá này có thành phần khoáng vật rất phức tạp.
Đá trầm tích hóa học
Đá trầm tích hóa học được tạo thành nhờ vào quá trình lắng đọng của những hạt rắn lơ lửng trong nước. Các hạt nhỏ này chịu tác động của ngoại lực sẽ kết dính với nhau để tạo nên khối thống nhất. So với đá trầm tích cơ học, loại này có thành phần khoáng vật đơn giản hơn rất nhiều. Các loại đá trầm tích hóa học được hình thành nhờ vào quá trình này bao gồm muối mỏ, thạch cao, đá vôi, đá manhezit và đá anhydrit.
Đá trầm tích hữu cơ
Đá “trầm tích hữu cơ” được tạo thành nhờ quá trình lắng đọng những hạt vật chất vô cơ có nguồn gốc từ sinh vật sống (động vật và thực vật). Những loại đá trầm tích được hình thành dựa trên quá trình này bao gồm: đá diatomite, đá trepen, đá phấn, đá vôi và đá vôi vỏ sò.
Những ứng dụng của đá trầm tích trong xây dựng
Với giá thành rẻ và dễ sử dụng, đá trầm tích được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, những ứng dụng chính cần kể đến là:
Xây dựng công trình
Xem thêm : Hoa Bỉ Ngạn có lá không? Và những câu chuyện đằng sau
Hai loại đá trầm tích trong xây dựng được sử dụng nhiều đó là sa thạch và đá vôi. Với tính linh hoạt cao, sa thạch được dùng để làm gạch đá ốp tường, lát sân vườn hay thậm chí là xây dựng tòa nhà. Mặt khác, đá vôi được dùng làm vôi sống để gia cố nền đất hoặc vôi bột để làm xi măng.
Trang trí nội thất
Quá trình biến chất đá vôi tạo thành đá marble (hay còn được gọi là “đá cẩm thạch”). Dưới nhiệt độ và áp suất cao, cấu trúc đá trầm tích bị phá hủy. Đồng thời, đá được tái cấu trúc tạo thành kết tinh dạng khảm.
Với tính thẩm mỹ cao và khả năng chịu lực tốt, đá marble được sử dụng trong nhiều hạng mục thi công nội thất như:
- Làm tranh đá trang trí: Đá marble với màu sắc và đường vân tinh tế là vật liệu phù hợp để ốp tường trang trí phòng khách. Tranh đá ốp tường tạo điểm nhấn giúp không gian phòng khách trở nên thu hút hơn.
- Lát sàn phòng khách: Đá marble cũng được sử dụng để lát sàn phòng khách, Tính thẩm mỹ của sàn sau khi được ốp khiến không gian sống trở nên sang trọng hơn.
- Ốp tường phòng tắm: Đặc tính chống thấm tốt giúp đá marble trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu khi ốp tường phòng tắm.
- Ốp tường phòng bếp: Tính thẩm mỹ và khả năng chống thấm cao cũng khiến đá marble trở thành lựa chọn hàng đầu để thi công ốp tường phòng bếp.
- Lát ốp cầu thang: Cầu thang đá marble mang đến cho không gian nội thất một vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và đầy thu hút.
Bên cạnh đó, đá cẩm thạch còn được dùng trong nhiều hạng mục khác khi thi công nhà ở. Vật liệu này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, mà còn giúp công trình có tuổi thọ kéo dài với thời gian.
Thi công bể cá thủy sinh
Đá trầm tích vân mây là vật liệu được sử dụng phổ biến để thi công bể cá thủy sinh. Loại đá trầm tích thủy sinh này khi được cho vào nước sẽ chuyển màu để tạo hiệu ứng thị giác bắt mắt. Đồng thời, bề mặt mộc mạc còn khiến loại đá trầm tích này góp phần làm cho thiết kế bể cá thêm phần sinh động, gần gũi.
Bên cạnh những ứng dụng trên, đá trầm tích còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Hy vọng rằng những chia sẻ từ Nội Thất Điểm Nhấn đã giúp bạn hiểu hơn về vật liệu này. Trong trường hợp cần tư vấn thiết kế – thi công nội thất, hãy liên hệ 1800 9398 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Xem thêm:
- Phân biệt các loại đá trong xây dựng và thi công phổ biến
- Đá xuyên sáng Onyx là vật liệu gì? Được sử dụng ra sao?
- Đá nhựa nhân tạo (Solid surface) là gì? Ưu và nhược điểm?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp