1. WTO là gì?
- Chuyển động biến đổi đều là gì? Lý thuyết Vật lý lớp 10
- Sau sinh ăn lá mơ được không? Bất ngờ với tác dụng chữa bệnh tuyệt vời
- Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
- Bị cận có phải đi nghĩa vụ không?
- Các biện pháp giúp bảo vệ môi trường không khí cần triển khai
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Bạn đang xem: WTO là gì?
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
2. WTO có bao nhiêu thành viên?
Tính đến ngày 11/1/2007 (thời điểm Việt Nam chính thức là thành viên WTO), tổ chức này có 150 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
(Chi tiết về từng thành viên WTO và các cam kết gia nhập xem thêm tại http://www.wto.org)
Danh sách thành viên WTO và ngày gia nhập (Tính đến 1/12/2008)
Anh 1/1/1995
Arập Xê-út 11/12/2005
Ai Cập 30/6/1995
Achentina 1/1/1995
Albania 8/9/2000
Angola 23/11/1996
Antigua và Barbuda 1/11995
Ấn Độ 1/1/1995
Áo 1/1/1995
Armenia 5/2/2003
Australia 1/1/1995
Ba Lan 1/7/1995
Bahrain 1/1/1995
Bangladesh 1/1/1995
Barbados 1/1/1995
Belize 1/1/1995
Benin 22/2/1996
Bỉ 1/1/1995
Bồ Đào Nha 1/1/1995
Bolivia 12/9/1995
Botswana 31/5/1995
Bờ biển Ngà 1/1/1995
Braxin 1/1/1995
Brunei 1/1/1995
Bulgaria 1/12/1996
Burkina Faso 3/6/1995
Burundi 23/7/1995
Các Tiểu Vương Quốc A-rập thống nhất 10/4/1996
Campuchia 13/10/2004
Camerun 13/12/1995
Canada 1/1/1995
Cape Verde 23/7/2008
Chad 19/10/1996
Chi lê 1/1/1995
Cô-ét 1/1/1995
Colombia 30/4/1995
Cộng đồng Châu Âu 1/1/1995
Congo 27/3/1997
Congo (Cộng hoà dân chủ) 1/1/1997
Costa Rica 1/1/1995
Croatia 30/11/2000
Cuba 20/4/1995
Djibouti 31 /5/ 1995
Dominica 1/1/1995
Dominican (Cộng hoà) 9/3/1995
Đài Loan 1/1/2002
Đan mạch 1/1/1995
Đức 1/1/1995
Ecuador 21/1/1996
El Salvador 7/5/1995
Estonia 13/11/1999
Fiji 14/1/1996
Gabon 1/1/1995
Gambia 23/10/1996
Georgia 14/6/2000
Ghana 1/1/1995
Grenada 22/2/1996
Guatemala 21/7/1995
Guinea 25/10/1995
Guinea Bissau 31/5/1995
Guyana 1/1/1995
Haiti 30/1/1996
Hà Lan 1/1/1995
Hàn Quốc 1/1/1995
Hoa Kỳ 1/1/1995
Honduras 1/1/1995
Hồng Kông, Trung Quốc 1/1/1995
Hungary 1/1/1995
Hy Lạp 1/1/1995
Iceland 1/1/1995
Indonesia 1/1/1995
Ireland 1/1/1995
Israel 21/4/ 1995
Italy 1/1/1995
Jamaica 9/3/1995
Jordan 11/4/2000
Kenya 1/1/1995
Kyrgyz (Cộng hoà) 20/12/1998
Latvia 10/2/1999
Lesotho 31/5/1995
Liechtenstein 1/9/1995
Lithuania 31/5/2001
Luxembourg 1/1/1995
Macao, Trung Quốc 1/1/1995
Macedonia (Nam Tư cũ) 4/4/2003
Madagascar 17/11/1995
Malawi 31/5/1995
Malaysia 1/1/1995
Maldives 31/5/1995
Mali 31/5/1995
Malta 1/1/1995
Mauritania 31/5/1995
Mauritius 1/1/1995
Mexico 1/1/1995
Moldova 26/7/2001
Mông Cổ 29/1/1997
Ma-rốc 1/1/1995
Mozambique 26/8/1995
Myanmar 1/1/1995
Nam Phi 1/1/1995
Namibia 1/1/1995
Na-uy 1/1/1995
Nepal 23 /4/ 2004
New Zealand 1/1/1995
Nhật Bản 1/1/1995
Nicaragua 3/9/1995
Niger 13 /12/ 1996
Nigeria 1/1/1995
Oman 9/11/2000
Pakistan 1/1/1995
Xem thêm : Biển số xe Hà Giang là bao nhiêu và cách nhận biết theo từng huyện, thành phố
Panama 6/9/1997
Papua New Guinea 9/6/1996
Paraguay 1/1/1995
Peru 1/1/1995
Pháp 1/1/1995
Phần Lan 1/1/1995
Philippines 1/1/1995
Síp 30/7/1995
Qatar 13/1/1996
Rumany 1/1/1995
Rwanda 22/5/1996
Saint Kitts and Nevis 21/2/1996
Saint Lucia 1/1/1995
Saint Vincent & the Grenadines 1/1/1995
Séc 1/1/1995
Senegal 1/1/1995
Sierra Leone 23/7/1995
Singapore 1/1/1995
Slovak Republic 1/1/1995
Slovenia 30 /7/ 1995
Solomon Islands 26/7/1996
Sri Lanka 1/1/1995
Suriname 1/1/1995
Swaziland 1/1/1995
Switzerland 1/7/1995
Tanzania 1/1/1995
Tây Ban Nha 1/1/1995
Thái Lan 1/1/1995
Thổ Nhĩ Kỳ 26/3/1995
Thuỵ Sỹ 1/1/1995
Togo 31 /5/ 1995
Tonga 27/7/2007
Trinidad và Tobago 1/3/1995
Trung Phi 31/5/1995
Trung Quốc 11/12/2001
Tunisia 29/3/1995
Uganda 1/1/1995
Ukraine 16/5/2008
Uruguay 1/1/1995
Venezuela 1/1/1995
Việt Nam 11 /1/ 2007
Zambia 1/1/1995
Zimbabwe 5 /3/ 1995
Các quan sát viên
Afghanistan
Algeria
Andorra
Azerbaijan
Bahamas
Belarus
Bhutan
Bosnia và Herzegovina
Comoros
Equatorial Guinea
Ethiopia
Vatican
Iran
Iraq
Kazakhstan
Lào
Libăng
Liberia
Libya
Montenegro
Nga
Samoa
Sao Tomé và Principe
Serbia
Seychelles
Sudan
Tajikistan
Uzbekistan
Vanuatu
Yemen
3. Nhiệm vụ của WTO là gì?
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
– Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
– Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
– Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
– Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
4. WTO được tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
– Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
– Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
– Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
– Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
5. Các quyết định trong WTO được thông qua như thế nào?
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
– Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
– Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
– Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
6. WTO có bao nhiêu Hiệp định?
WTO là một tập hợp rất nhiều quy định, được sắp xếp theo một hệ thống nhất định. Cụ thể, hệ thống các quy định trong WTO được chia làm 03 nhóm, bao gồm:
– Nhóm các Hiệp định chung (Hiệp định đa biên);
– Nhóm các Biểu cam kết riêng; và
– Nhóm các Hiệp định nhiều bên.
Nhóm các Hiệp định chung
Cho đến nay, WTO có tổng cộng 16 Hiệp định chung, là tập hợp các nguyên tắc thương mại có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên WTO, tập trung vào 03 lĩnh vực:
– Thương mại hàng hoá (Hiệp định GATT và các Hiệp định bổ sung);
– Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS và các Phụ lục);
– Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS);
Nhóm các Bảng cam kết mở cửa thị trường của từng thành viên
Các bảng cam kết mở cửa thị trường là tập hợp các cam kết giảm thuế quan và lộ trình mở cửa đối với từng loại dịch vụ của từng thành viên.
Mỗi thành viên WTO có bảng cam kết riêng, với mức cam kết và lộ trình thực hiện riêng (là kết quả đàm phán được với các thành viên khác trong WTO).
Nhóm các Hiệp định nhiều bên
Trong WTO có một số Hiệp định mà chỉ một số thành viên WTO ký kết và chỉ có hiệu lực với các thành viên này.
Người ta gọi các Hiệp định này là Hiệp định thương mại nhiều bên (để phân biệt với 16 Hiệp định chung mà tất cả các thành viên WTO đều có nghĩa vụ thực hiện).
Hiện nay chỉ còn 02 Hiệp định trong số này còn hiệu lực, bao gồm:
– Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng;
– Hiệp định về mua sắm của chính phủ.
Hộp 1 – Danh mục các Hiệp định chung của WTO
1. Thương mại hàng hoá
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994)
Các Hiệp định kèm theo
Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan (thực hiện Điều VII GATT 1994)
Xem thêm : Fe + HNO3(đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O | Fe ra Fe(NO3)3
Hiệp định về giám định hàng hoá trước khi gửi hàng (PSI)
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)
Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu
Hiệp định về các biện pháp tự vệ
Hiệp định về chống bán phá giá (ADP – thực hiện Điều VI của GATT 1994)
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
Hiệp định Nông nghiệp
Hiệp định về Quy tắc xuất xứ
2. Thương mại dịch vụ
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
3. Quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
4. Các Hiệp định khác
Hiệp định về Giải quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO
Hiệp định về Cơ chế Rà soát Chính sách thương mại
Các Hiệp định này đều là Phụ lục của Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới.
Bản dịch tiếng Việt của các Hiệp định quan trọng trong WTO có thể xem tại http://www.nciec.gov.vn
7. Các nguyên tắc cơ bản của WTO là gì?
Mặc dù khá dài và phức tạp, các Hiệp định trong WTO xoay quanh một số nguyên tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp:
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): theo nguyên tắc này, mỗi nước thành viên phải dành sự đối xử không phân biệt cho hàng hoá và dịch vụ đến từ các nước thành viên WTO khác nhau.
Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường sẽ được cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp xuất khẩu đến từ các nước khác.
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nước thành viên phải đối xử với hàng hoá, dịch vụ đến từ các nước thành viên khác (sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ thuế quan) không kém thuận lợi hơn hàng hoá, dịch vụ nội địa của mình.
Với nguyên tắc này doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường nhập khẩu về cơ bản sẽ được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nội địa nước nhập khẩu đó.
Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sử dụng các biện pháp phi thuế quan: theo nguyên tắc này, các thành viên WTO phải cam kết cắt giảm dần thuế quan và chỉ sử dụng hệ thống thuế quan này để bảo vệ sản xuất trong nước – phải bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu…) trừ một số trường hợp hãn hữu được phép.
Với nguyên tắc này, việc nhập khẩu hàng hoá sẽ trở nên rõ ràng và dễ dự đoán hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.
Nguyên tắc minh bạch: nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên WTO phải công khai, rõ ràng, dễ dự đoán trong các thủ tục, quy trình hay quy định liên quan đến thương mại.
Với nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình mà không phải mất quá nhiều chi phí. Ngoài ra, minh bạch hoá cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhận biết và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Hộp 2 – WTO tác động đến doanh nghiệp bằng cách nào?
Tất cả các quy định, nguyên tắc trong WTO là áp dụng cho các thành viên WTO (tức là các Nhà nước, Chính phủ). Do đó, doanh nghiệp không phải chủ thể trực tiếp của các quy định này, và không có quyền và nghĩa vụ trực tiếp từ đó.
Tuy nhiên, khi các Nhà nước, Chính phủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong khuôn khổ WTO (ví dụ giảm thuế, minh bạch hoá chính sách, bãi bỏ hạn ngạch, xác định trị giá tính thuế hải quan theo giá trị giao dịch…) thì sẽ tạo ra những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của họ. Các phân tích hay đánh giá về tác động của WTO đối với doanh nghiệp thực chất là được xem xét từ góc độ này.
8. Các Vòng đàm phán trong WTO là gì?
Các Vòng đàm phán là các cuộc thương lượng tập trung giữa các nước nhằm đạt được những nguyên tắc thương mại chung về mở cửa thị trường.
Cho đến thời điểm thành lập WTO (ngày 1/1/1995), đã có 8 Vòng đàm phán được thực hiện với kết quả là các cam kết cắt giảm thuế và mở cửa thị trường tương đối rộng trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Các quy định của WTO hiện nay là kết quả của những vòng đàm phán này.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cụ thể về nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư… cần tiếp tục đàm phán mở cửa. WTO hiện nay đang tiếp tục đàm phán Vòng đàm phán mới – Vòng Doha, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và một số lĩnh vực khác. Nếu vòng đàm phán này thành công, doanh nghiệp sẽ còn được hưởng những lợi ích mới và chịu các tác động mới từ việc tự do hoá thị trường trong các lĩnh vực này ở mức độ cao hơn.
Bảng – Các Vòng đàm phán thương mại trước khi thành lập WTO
Năm
Nơi đàm phán
Chủ đề đàm phán
Số nước tham gia
1947
Geneva
Thuế quan
23
1949
Annecy
Thuế quan
13
1951
Torquay
Thuế quan
38
1956
Geneva
Thuế quan
26
1960-1961
Geneva Vòng Dillon
Thuế quan
26
1964-1967
Geneva Vòng Kennedy
Thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá
62
1973-1979
Geneva Vòng Tokyo
Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các thoả thuận khung
102
1986-1994
Geneva Vòng Uruguay
Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tắc chung, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, dệt may, nông nghiệp, thành lập WTO…
123
9. WTO giải quyết các tranh chấp thương mại như thế nào?
WTO chỉ cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp về thương mại giữa các nước thành viên (tức là ở cấp Chính phủ), không giải quyết các tranh chấp thương mại của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế các tranh chấp thương mại liên quan đến lợi ích chung của nhiều doanh nghiệp thường là khởi nguồn dẫn tới những tranh chấp ở cấp độ Chính phủ giữa các thành viên WTO.
WTO có một Hiệp định riêng quy định một cơ chế chung giải quyết tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến các vấn đề của WTO – Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding-DSU).
Ngoài ra, một số Hiệp định chuyên ngành của WTO có thể có các quy định đặc thù về giải quyết tranh chấp.
Bảng 1 – Quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO theo DSU
CÁC BƯỚC
THỦ TỤC
NỘI DUNG
Bước 1
Tham vấn, thương lượng
Các nước thành viên có tranh chấp trực tiếp đàm phán, thương lượng với nhau
Bước 2
Thành lập Ban Hội thẩm
Nếu tham vấn thất bại, nước thành viên bị vi phạm có thể đề nghị Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thành lập một Ban hội thẩm cho vụ tranh chấp (gồm 3-5 chuyên gia độc lập)
Bước 3
Ban Hội thẩm lập Báo cáo giải quyết tranh chấp gửi các bên
Ban Hội thẩm tiến hành phân tích, điều trần…để xây dựng Báo cáo giải quyết tranh chấp; Báo cáo được gửi đến các bên tranh chấp
Bước 4
Gửi Báo cáo của Ban Hội thẩm đến tất cả các thành viên WTO
Báo cáo của Ban Hội thẩm được gửi đến tất cả các thành viên WTO
Bước 5
Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB-với thành phần là đại diện của tất cả các thành viên WTO) thông qua Báo cáo giải quyết tranh chấp
Báo cáo của Ban Hội thẩm sẽ được DSB thông qua trong mọi trường hợp trừ khi tất cả các thành viên DSB phản đối
Bước 6
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm (là cơ quan của WTO chịu trách nhiệm xem xét lại các Báo cáo của các Ban Hội thẩm trong trường hợp có kháng cáo)
Nước thành viên không đồng ý với quyết định giải quyết của DSB có thể kháng cáo ra Cơ quan Phúc thẩm
Bước 7
DSB thông qua báo cáo phúc thẩm
Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề bị kháng cáo sẽ được DSB thông qua trong mọi trường hợp trừ khi tất cả các thành viên DSB phản đối
Bước 8
Thực thi quyết định giải quyết tranh chấp
– Nước vi phạm tự nguyện thực hiện các Kiến nghị trong quyết định giải quyết tranh chấp (rút lại biện pháp vi phạm); hoặc
– Nếu (i) không được thực hiện thì Nước bị vi phạm yêu cầu được bồi thường hoặc Nước vi phạm tự đề nghị bồi thường;
– Nếu (i) và (ii) đều không được thực hiện thì Nước bị vi phạm có thể yêu cầu DSB cho phép áp dụng biện pháp trả đũa bằng cách ngừng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết (thường là nâng mức thuế suất đối với một số sản phẩm nhất định nhập từ nước vi phạm với trị giá tương đương với trị giá sản phẩm bị ảnh hưởng)
(Xem thêm http://www.wto.org)
10. WTO rà soát chính sách thương mại của các thành viên như thế nào?
Một trong những chức năng quan trọng của WTO là rà soát các chính sách thương mại của các thành viên nhằm:
– Đảm bảo hiệu lực của các quy định trong WTO;
– Hạn chế tranh chấp giữa các thành viên; và
– Tăng cường tính minh bạch về chính sách thương mại tại các nước thành viên.
Tuy nhiên, đây không phải là một cơ chế cưỡng bức các thành viên thực thi nghĩa vụ của họ trong WTO.
Việc rà soát được tiến hành định kỳ 2 năm/lần (đối với 04 thành viên có tỷ trọng thương mại lớn nhất), 4 năm/lần (với 16 thành viên tiếp theo) và 6 năm/lần với tất cả các thành viên còn lại. Riêng các thành viên kém phát triển có thể có thời hạn rà soát lâu hơn.
Kết quả rà soát là các Báo cáo về các chính sách thương mại được rà soát.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp