Hát Quan họ là loại hình dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa, đã được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2009. Để tìm hiểu rõ hơn về loại hình âm nhạc đặc sắc này, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với nhạc sĩ Xuân Oánh, phó hiệu trưởng trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang, phó chi hội trưởng “Chi hội Âm nhạc tỉnh Bắc Giang” về dân ca Quan Họ vùng Kinh Bắc.
- Tại sao nói: cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để A. Cuộc Duy tân đư… – Olm
- Cách tẩy lông chân bằng mỡ trăn tại nhà hiệu quả nhất
- Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Tác dụng và ý nghĩa?
- Chính sách tài khóa có vai trò gì đối với nền kinh tế?
- Sữa Rửa Mặt Hạt Ý Dĩ: Review Chi Tiết Về Những Thành Phần Và Tác Dụng Của Sữa Rửa Mặt Hạt Ý Dĩ Hatomugi
PV: Xin chào nhạc sĩ Xuân Oánh. Nhạc sĩ có thể chia sẻ đôi nét về dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc không?.
Bạn đang xem: Dân ca Quan họ-Di sản văn hóa đặc sắc vùng Kinh Bắc | VOV3.VOV.VN
NS Xuân Oánh: Dân ca quan họ Kinh Bắc đã có từ lâu đời rồi. Đặc trưng của dân ca Quan họ là phải có sông, có nước thì mới ra Quan Họ. Nó gắn với việc di chuyển từ bờ bên này tới bên kia sông, mới có bài “Gọi đò”. Đấy là đặc trưng của dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc bao gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, trước kia gọi là vùng Hà Bắc.
Người ta quen gọi là dân ca Quan họ Bắc Ninh. Bởi vì, ở Bắc Ninh có nhiều làng Quan họ hơn Bắc Giang. Dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc được trải dài bên bờ Bắc và bờ Nam sông Cầu. Bờ Bắc sông Cầu là của tỉnh Bắc Giang và bờ Nam sông Cầu là của tỉnh Bắc Ninh. Hai bên bờ sông Cầu đã tạo ra nét độc đáo của dân ca Việt Nam, đó là dân ca Quan họ.
PV: Vậy, nguồn gốc và sự phát triển của các làng Quan họ vùng Kinh Bắc diễn ra như thế nào, thưa nhạc sĩ ?.
NS Xuân Oánh: Dân ca Quan họ có từ lâu. Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh ở làng Diềm tỉnh Bắc Ninh. Theo nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung, Hồng Thao và các nhà nghiên cứu sau này đều xác định là Quan họ có 49 làng Quan họ.
Nhưng không hẳn như vậy, cho đến bây giờ, Quan họ phát triển rất nhiều làng. Chắc do các nhà nghiên cứu trước đây chỉ nhìn thấy 49 làng do họ sinh hoạt thường xuyên thôi. Bây giờ, ở tỉnh Bắc Ninh, người ta cũng tìm thấy rất nhiều làng Quan họ mới và Bắc Giang cũng như vậy.
Cho đến khi thời điểm năm 2009, UNESCO ghi danh di sản văn hóa Quan họ thì thì ở Bắc Giang mới có 5 làng. Nhưng thực ra, bây giờ ở Bắc Giang đã phát triển đến hơn 20 làng Quan họ. Đây là một điều rất quý. Và các nghệ nhân ở các làng Quan họ bên bờ Bắc sông Cầu cũng am hiểu sâu về nguồn gốc cũng như bài bản của dân ca Quan họ.
PV: Nhạc sĩ có thể cho biết sinh hoạt hát Quan họ diễn ra như thế nào không?.
Xuân Oánh: Sinh hoạt Quan họ mang tính cộng đồng rất cao, chứ không mang tính chất cá nhân. Bởi vì, người ta gọi “Chơi Quan họ”, “Đi Quan họ” là chơi vào ngày xuân. Các lễ hội ca hát Quan họ có sự trình bày của bên nam, bên nữ; đôi nam, đôi nữ; tốp nam, tốp nữ.
Đây là sinh hoạt mang tính cộng đồng cao và hát Quan họ phải có không gian diễn xướng riêng chứ không phải chỗ nào cũng hát được. Đặc biệt là hát Quan họ phải diễn ra ở sân đình, sân chùa, phải có cây đa, bến nước, con đò, mới ra được Quan họ. Sinh hoạt văn hóa là như vậy.
Bài bản dân ca Quan họ được chia thành các giọng như: Giọng lề lối, giọng vặt và giọng giã bạn. Nhưng nói tựu chung thì: hát Quan họ là một lối hát riêng, gọi là đặc trưng của Quan Họ. Hát Quan họ phải đạt được 4 yếu tố cơ bản là: Vang, rền, nền, nẩy. Còn nếu thiếu một yếu tố nào đó thì chưa ra chất của bài dân ca Quan họ.
Có nhiều người hát Quan họ chỉ thiếu một vài yếu tố thôi thì sự tinh tế, đặc trưng cơ bản của Quan họ chưa thể hiện ra được. Mặc dù, người nghe không hiểu cho rằng: người đó hát vẫn rất hay. Nhưng mà không phải như vậy, hát Quan họ phải đảm bảo được 4 yếu tố như trên mới ra bài Quan họ.
PV: Vậy, nội dung của hát Quan họ nói về điều gì, thưa nhạc sĩ ?.
Xuân Oánh: Nội dung của Quan họ thì chủ yếu mang tính giải trí là chính. Giải trí ở đây có thể là sinh hoạt rất thường nhật của người dân thôi. Và Quan họ chủ yếu là hát trong mùa lễ hội. Cho nên, nó có sự ganh đua, đố tài trong đó. Từ các làn điệu dân ca Quan Họ, người ta có thể sáng tác lời mới để hỏi nhau, đố nhau và thi tài với nhau. Đây là đặc trưng của dân ca Quan họ.
Và hát Quan họ cũng mang tính giao duyên. Nhưng, giao duyên ở đây là tình yêu đôi lứa rất trong sáng, ví dụ: người ta hát với nhau có thể tưởng như yêu nhau rồi. Nhưng mà không phải, đó chỉ là yêu trong lời hát thôi. Đấy là tính chất trong sáng, kín đáo trong hát Quan họ.
Và người Quan họ, người ta có nhiều cách hát khác nhau như: Hát thi, hát đố và hát vui giao duyên… Và ngày nay, không gian diễn xướng của dân ca Quan họ được mở rộng rất nhiều. Trước đây, dân ca Quan họ có thể hát ở sân đình, sân chùa… Bây giờ, hát Quan họ bằng cách này hay cách khác đã được đưa lên sân khấu.
Đó là cả một vấn đề, người ta phải nghiên cứu đưa nó lên sân khấu như thế nào để vẫn đáp ứng được 4 yếu tố cơ bản trong hát Quan họ, đồng thời không mất cảnh quan, không gian diễn xướng của dân ca Quan họ. Đó là điều rất khó, nhưng mà họ đã làm được việc đó.
Xem thêm : Bán quần áo online cần bao nhiêu vốn? TỔNG HỢP kinh nghiệm của các chủ shop thành công trước đây
Tôi cho rằng: công tác bảo tồn, chúng ta vẫn làm thường xuyên ở cả 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhưng mà rõ ràng: để đem đến cho công chúng, đặc biệt là những người khó tính nhất khi nghe một bài hát Quan họ mà vẫn cảm thấy thoải mái là điều rất khó đối với những người nghiên cứu, bảo tồn dân ca Quan họ hôm nay.
PV: Vậy, việc bảo tồn dân ca Quan Họ, đặc biệt là với các bạn thiếu nhi đã được các địa phương thực hiện như thế nào thưa nhạc sĩ ?.
Xuân Oánh: Về dân ca Quan họ với thiếu nhi, tôi phải nói là: Dân ca Quan Họ bản thân đã có tính kế thừa rồi. Đặc trưng của hát Quan họ chính là âm nhạc dân gian, truyền thống. Nên, nó được truyền khẩu từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác.
Đặc biệt là sau năm 2009, khi mà dân ca Quan họ được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã bắt tay ngay vào việc này. Có nghĩa là: chúng ta đã bảo tồn dân ca Quan họ đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong trường học và thiếu nhi. Do vậy, Quan họ đến với thiếu nhi không có gì bỡ ngỡ cả.
Sau khi được Unesco công nhận và đặc biệt là sự quan tâm của người dân tại những làng Quan họ gốc ở 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, dân ca Quan họ đã được các cụ, ông, bà, bác, bố, mẹ truyền dạy cho thiếu nhi. Có thể nó chưa thành một phong trào thôi. Nhưng mà, bản thân các em thiếu nhi ở trong mỗi gia đình, làng xóm đã được nghe và đắm mình trong câu hát Quan họ rồi.
Bây giờ, dân ca Quan họ ở 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã được mở rộng cho toàn tỉnh chứ không chỉ còn ở vùng gốc của Quan họ nữa. Nó đã được phát triển ra các nơi khác để các em thiếu nhi nào cũng được đón nhận các làn điệu dân ca Quan họ.
Tuy nhiên, việc đón nhận các bài hát dân ca Quan họ, có những bài dễ, bài khó, những bài vui vẻ, bài trầm tư, sâu lắng. Tuy nhiên, những bài mang tính trìu tượng, sâu hơn một chút thì các em cần phải nghiên cứu thêm.
Bài hát “Đôi chim bồ câu” dân ca Quan họ do hai giọng ca nhí Bích Ngọc và Thùy Dung song ca không có nhạc cụ đệm.
Nhưng mà cũng có rất nhiều bài hát dân ca Quan họ gần gữi với các em thiếu nhi, ví dụ như: bài hát “36 thứ chim” rất là vui vẻ… hoặc là những bài Quan họ được đặt lời mới, những bài đơn giản, ngắn thôi. Nhưng mà, nó đã được những nhà văn, nhà thơ yêu quý thiếu nhi và những làn điêu dân ca Quan họ đặt lời mới cho các em hát. Tôi cho rằng: điều đó rất là quý. Từ những lời ca đấy, các em sẽ hiểu hơn về dân ca Quan họ, đặc biệt là giai điệu trong dân ca Quan họ.
PV: Xin cảm ơn nhạc sĩ Xuân Oánh./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp