Trình bày khái niệm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

1. Văn hóa là gì

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

2. Văn hóa truyền thống là gì?

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhiều văn bản đề cập cụ thể về khái niệm văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, khi nhắc đến văn hóa truyền thống chính là nhắc đến những hiện tượng văn hóa xã hội đã được định hình, tuy độ dài lịch sử chưa phải là yếu tố cốt lõi của văn hóa truyền thống, nhưng cái cốt lõi chính là ý nghĩa xã hội của nó. Trong văn hóa truyền thống có cả mặt tích cực, lẫn mặt tiêu cực, phản giá trị. Vì vậy khi nói đến giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, chúng ta chỉ nói đến những hiện tượng văn hóa – xã hội có ích, có ý nghĩa tích cực, góp phần vào sự tiến bộ xã hội. Theo đó, giá trị văn hóa truyền thống về thực chất là cái được bộc lộ trong quan hệ hiện tại với quá khứ và hướng tới tương lai. Con người của hiện tại có thái độ như thế nào đối với truyền thống, xã hội hiện tại cần đến truyền thống ở mức nào sẽ quy định giá trị của văn hóa truyền thống.

Tựu chung lại, văn hóa truyền thống hay giá trị văn hóa truyền thống chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua dòng chảy lịch sử của dân tộc để làm nên bản sắc riêng, được truyền lại cho các thế hệ sau và theo thời gian sẽ được bổ sung các giá trị mới.

Văn hóa truyền thống có vai trò to lớn trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc kế thừa giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người trong xã hội hiện đại sẽ là tất yếu khách quan, đồng thời là công việc thường xuyên, lâu dài, kiên trì, bền bỉ của tất cả chúng ta.

3. Trình bày khái niệm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Trong đó, “tiên tiến” là các giá trị văn hóa tiến bộ, hiện đại, văn minh của nhân loại đã được chắt lọc, kiểm chứng trong thực tiễn; trong khi “đậm đà bản sắc” là những yếu tố độc đáo, đặc sắc, biểu hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), nêu rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Đặc biệt, trong Nghị quyết số 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ta nhấn mạnh: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học. Đồng thời, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; trọng tâm của việc xây dựng văn hóa là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.

Từ quan điểm và định hướng xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam giai đoạn trước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Như vậy, tựu chung lại, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đều hướng đến xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, “tiên tiến” là các giá trị văn hóa tiến bộ, hiện đại, văn minh của nhân loại đã được chắt lọc, kiểm chứng trong thực tiễn; trong khi “đậm đà bản sắc” là những yếu tố độc đáo, đặc sắc, biểu hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”. Bản sắc văn hóa tạo nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống của một cộng đồng với tư cách là một dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc gìn giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc đang gặp phải không ít thách thức. Nói cách khác, việc nhận thức đúng về vai trò và đặt văn hóa vào vị thế tương xứng của nó trên thang bậc phát triển, có lúc có nơi, còn chưa được như kỳ vọng.

Chính vì lẽ đó, việc chấn hưng và phát triển văn hóa để nó phát huy được vai trò, vị thế là “nền tảng tinh thần” và “soi đường cho quốc dân đi”, là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay. Trong bài phát biểu nhân Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (diễn ra vào sáng 24-11-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, cha ông chúng ta”!