Trung Quốc là một đất nước đa dân tộc với 56 dân tộc. Mỗi dân tộc sẽ có những đặc trưng riêng về phong tục tập quán. Điều này đã làm nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Trung Hoa. Trong bài viết này, HiCampus sẽ giới thiệu đến bạn 56 dân tộc của Trung Quốc và một số nét thú vị về các dân tộc Trung Quốc đó nhé!
- Ăn cà rốt sống có tốt không? 12 công dụng của cà rốt khi dùng đúng cách
- SỐ HẠT VÒNG PHONG THỦY CÓ Ý NGHĨA GÌ? ĐEO VÒNG BAO NHIÊU HẠT LÀ TỐT NHẤT?
- TOP 6 loại sữa xương khớp cho người trung niên tốt nhất
- Quy định về trợ cấp mai táng năm 2023 được thực hiện thế nào?
- Mách bạn 2 cách luộc su su thêm món ngon cho bữa cơm siêu thanh mát và hấp dẫn
Các dân tộc Trung Quốc là những dân tộc nào?
Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó chiếm đa số là người Hán. Dưới đây là danh sách 56 các dân tộc Trung Quốc cho các bạn cùng tham khảo:
Bạn đang xem: Các dân tộc Trung Quốc là những dân tộc nào?
A Xương Bạch Bảo An Bố Lãng Bố Y Thái Daur Palaung Động Đông Hương Độc Long Nga Evenk Cao Sơn Cờ Lao Hán Hà Nhì Nanai Hồi Kinh Jingpo Jino Kazakh Kyrgyz Triều Tiên La Hủ Lhoba Lê Lisu Mãn Mao Nam H’Mông Monpa Mông Cổ Mulao Nạp Tây Nọo Oroqen Pumi Khương Salar Xa Thủy Tajik Tatar Thổ Thổ Gia Duy Ngô Nhĩ Va Xibe Dao Lô Lô Yugur Tạng Tráng Uzbek
Tuy số lượng dân tộc thiểu sổ đông đảo nhưng các dân tộc đều chung sống hòa thuận và tạo nên một Trung Hoa thống nhất.
Giới thiệu các dân tộc Trung Quốc chiếm số đông
56 dân tộc Trung Quốc đều có những nét đặc trưng vô cùng thú vị. Tuy nhiên do dung lượng bài viết có hạn nên sau đây HiCampus xin được giới thiệu đến các bạn một số dân tộc chiếm số đông tại Trung Quốc. Cùng đón xem đó là các dân tộc Trung Quốc nào nhé!
Dân tộc Hán
Dân tộc Hán là dân tộc có số lượng người đông nhất trong các dân tộc Trung Quốc. Theo thống kê, số lượng người Hán chiếm 91.51% dân số Trung Quốc. Ngôn ngữ chính thức của người Hán là tiếng Hán. Đây cũng là loại ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều nhất thế giới.
Trang phục của dân tộc Hán
Hán phục là trang phục truyền thống tiêu biểu nhất của người Hán. Có rất nhiều kiểu dáng Hán phục như: váy dài ngang ngực, váy cổ chéo, váy cổ tròn, vát dài chạm đất…
Xem thêm : Tôn Điện Anh và vụ án đào lăng mộ Từ Hy thái hậu
Hán phục đề cao sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, đồng thời cũng rất chú trọng đến lễ nghi ăn mặc. Hán phục thường có năm màu là xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng và đen, lần lượt tượng trưng cho trời, lửa, đất, vàng và nước. Những năm gần đây, văn hóa Hán phục dần hồi sinh, ngày càng có nhiều bạn trẻ bắt đầu quan tâm và yêu thích Hán phục.
Trang phục truyền thống của người Hán tiếp tục phát triển theo dòng lịch sử, không chỉ phản ánh nét thẩm mỹ truyền thống của văn hóa Hán mà còn phản ánh xu hướng thời trang qua các thời kỳ khác nhau.
Ẩm thực của dân tộc Hán
Văn hóa ẩm thực của người Hán rất phong phú, đa dạng, mang tính đặc trưng vùng miền và kỹ thuật nấu nướng độc đáo.
Trong văn hóa ẩm thực Hán, tiêu biểu nhất là bốn trường phái ẩm thực lớn, đó là:
- Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên
- Trường phái ẩm thực Sơn Đông
- Trường phái ẩm thực Quảng Đông
- Trường phái ẩm thực Giang Tô
Ngoài 4 nền ẩm thực chính, văn hóa ẩm thực dân tộc Hán còn bao gồm ẩm thực Hồ Nam, ẩm thực Chiết Giang, ẩm thực An Huy, ẩm thực Phúc Kiến và nhiều đặc sản địa phương khác. Mỗi nền ẩm thực này đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện sự đa dạng của văn hóa ẩm thực Trung Hoa.
Văn hóa ẩm thực Hán là một bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, nó thể hiện trí tuệ và sự khéo léo của người Hán, đồng thời góp phần làm phong phú cho kho tàng ẩm thực của thế giới.
Các lễ hội truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc
Người Hán có những lễ hội truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác và mang những ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Trong đó, một số lễ hội truyền thống nổi tiếng có thể kể đến bao gồm:
- Tết Nguyên Đán
- Tết Nguyên Tiêu
- Tết Thanh Minh
- Tết Đoan Ngọ
- Tết Trung Thu
- Tết Trùng Dương…
Những lễ hội này đã thể hiện tín ngưỡng dân gian phong phú và các lễ hội đa dạng của người Hán. Điều đó không chỉ tạo thêm không khí lễ hội cho đời sống nhân dân mà còn kế thừa lịch sử, văn hóa lâu đời của người Hán.
Dân tộc Choang
Dân tộc Choang là dân tộc thiểu số đông dân nhất Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Đông và những nơi khác. Người Choang có ngôn ngữ riêng đó là tiếng Choang. Ngoài ra họ cũng sử dụng chữ Hán và bính âm bảng chữ cái Latinh.
Dân tộc Choang là một dân tộc chủ yếu tập trung vào trồng trọt. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Choang. Các hoạt động nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong văn hóa dân tộc Choang Trung Quốc.
Người Choang yêu cuộc sống và thích sự sôi động. Trang phục của người Choang có nhiều màu sắc và họa tiết. Phụ nữ thường mặc áo cánh sáng màu, váy dài và khăn trùm đầu. Đàn ông thường mặc áo choàng và khăn trùm đầu.
Dân tộc Hồi
Người Hồi có lịch sử lâu đời và nền văn hóa cổ xưa độc đáo. Đặc biệt, phong tục, văn hóa của người Hồi rất đa dạng và thu hút sự chú ý của thế giới.
Người Hồi sử dụng tiếng Trung làm ngôn ngữ chung. Tuy nhiên trong đời sống tôn giáo, họ sử dụng một số lượng lớn các từ hoặc cụm từ chỉ được truyền đạt giữa những người theo đạo Hồi. Người dân tộc Hồi cũng có nhiều nghi thức và nét văn hóa đặc sắc mà chỉ những người thực sự trải nghiệm mới có thể cảm nhận được.
Trên đây là bài viết giới thiệu về các dân tộc Trung Quốc của HiCampus. Hi vọng rằng thông qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về 56 dân tộc tại Trung Quốc. HiCampus chúc bạn có một mùa du học thành công!
- Hotline: 0946606693 – 0868968032
- Web: Hicampus.vn – Hocbongcis.vn
- Group tra cứu thông tin: https://www.facebook.com/groups/335142910725705
- Page: https://www.facebook.com/DuhocHiCampus
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp