Đăng ký kết hôn là một quyền cơ bản của mỗi công dân. Vậy, khi Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì? Đăng ký kết hôn bao lâu thì có theo quy định của pháp luật?
- 4 cách pha hạt chia để uống ngon nhất mà bạn nên thử
- Hướng dẫn chi tiết cách xóa bộ nhớ đệm Facebook trên iPhone cực đơn giản
- Tuổi Canh Thìn sinh năm 2000 mệnh gì? Hợp với tuổi gì? Hợp màu nào?
- Tiền tệ là gì? Các chức năng của tiền tệ
- Rau chân vịt ngừa ung thư, cực bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây hại đủ đường nếu ăn sai cách
Cơ sở pháp lý:
Bạn đang xem: Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì? Đăng ký kết hôn bao lâu thì có?
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì ta có thể hiểu kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, kết hôn được xem là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai người với nhau. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định (điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần phải có mới có quyền được kết hôn) và phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định. Việc kết hôn muốn được công nhận là hợp pháp thì các bên nam nữ trước tiên phải đáp ứng được điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được pháp luật quy định, cụ thể là các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, nam muốn đăng ký kết hôn phải đạt độ tuổi từ đủ 20 tuổi trở lên, còn đối với nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên; Nếu chưa đến độ tuổi này mà đi đăng ký kết hôn thì được gọi là tảo hôn và đây là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt theo quy định. Do vậy, nam nữ khi muốn đăng ký kết hôn cần phải tìm hiểu và đáp ứng đủ độ tuổi theo quy định để tránh trường hợp vừa không được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân vừa bị xử phạt vi phạm.
Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Cha, mẹ, ông bà và các anh chị em trong gia đình chỉ là những người định hướng, đưa ra lời khuyên về việc kết hôn cho đôi nam nữ, còn việc quyết định có đăng ký kết hôn hay không phải do họ tự nguyện, không bị ép buộc hoặc lừa dối trong trường hợp này.
Thứ ba, người đi đăng ký kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự. Một người không thể nhận thức được về hành vi, thái độ của mình, người đã bị toà án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì không thể đăng ký kết hôn với người khác. Bởi họ không thể tự quyết định được cuộc hôn nhân đó trong khi họ không thực sự tỉnh táo.
Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Bên cạnh việc quy định về điều kiện đăng ký kết hôn pháp luật cũng đã quy định rất rõ một số trường hợp bị cấm. Vì vậy khi tiến hành đăng ký kết hôn nam, nữ cần kiểm tra lại những quy định cấm đó của pháp luật.
Bên cạnh đó, ta cũng cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thì có thể hiểu rằng giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật. Khi đăng ký kết hôn, mỗi bên vợ, chồng sẽ được cấp 01 bản chính giấy đăng ký kết hôn. Do đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp 02 bản giấy chứng nhận kết hôn cho mỗi người một bản.
Việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn
Ngay sau khi hai bên nam, nữ cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn, công chức tư pháp, hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì cũng đồng thời làm phát sinh hiệu lực của giấy đăng ký kết hôn.Do đó, giấy đăng ký kết hôn có hiệu lực ngay sau khi hai bên nam, nữ cùng ký tên vào giấy này.
2. Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì?
Việc đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định pháp luật, tức là nam, nữ khi đăng ký kết hôn phải thực hiện theo trình tự, thủ tục và hồ sơ mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Liên quan đến vấn đề đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì, ta căn cứ theo điều 10 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn. Theo quy định này có thể xác định, nam nữ khi đăng ký kết hôn cần chuẩn bị các giấy tờ như:
Trường hợp 1: Đăng ký kết hôn trong nước:
– Tờ khai xin đăng ký kết hôn theo mẫu.
Xem thêm : Giúp giảm cân và 10 công dụng tuyệt vời khác của lá sen ít người biết
– Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu của hai bên nam, nữ.
– Bản sao sổ hộ khẩu của hai bên
– Giấy xác nhận nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật
Trường hợp 2: Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
– Công dân Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ như:
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe kết hôn;
– Giấy khai sinh;
– Sổ hộ khẩu;
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Quyết định ly hôn hoặc bản án ly hôn( đối với trường hợp đã từng kết hôn và ly hôn);
– Giấy chứng tử( trường hợp người Việt đã kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết);
Đối với người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ như:
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân;
– Giấy ly hôn (nếu đã kết hôn và ly hôn);
– Giấy chứng tử (nếu đã kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết);
– Giấy khám sức khỏe kết hôn;
Xem thêm : 70++ Câu chúc mừng sinh nhật tôi tiếng anh hay và ý nghĩa nhất
– Giấy tờ hộ tịch;
– Hộ chiếu;
– Ảnh 4×6 nền trắng, áo tối màu.
Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên của công dân người nước ngoài thì phải tiến hành sao y, dịch thuật, công chứng, chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và nước đó.
3. Đăng ký kết hôn bao lâu thì có?
Căn cứ theo quy định tại điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định việc đăng ký kết hôn thực hiện theo trình tự như sau:
Hai bên nam, nữ nộp bộ hồ sơ theo quy định đã nêu ở trên cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định công chức tư pháp- hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giấy tờ đó. Nếu thấy hồ sơ cũng như hai bên nam nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Theo đó, có thể hiểu rằng khi hai bên nam, nữ đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện thì thời gian cấp giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi nộp đủ hồ sơ; nếu phải xác minh thì thời hạn không quá 05 ngày làm việc.
Tuy nhiên, đây là thời gian đăng ký kết hôn trong nước, còn khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thời gian, cũng như trình tự giải quyết được thực hiện như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định thì có thể xác định được rằng khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tức là một trong hai bên nam, nữ có một người là quốc tịch nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Bên cạnh đó tại điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BTP cũng có quy định rất chi tiết về trình tự giải quyết vấn đề đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Theo quy định này, ta có thể xác định như sau:
Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp huyện, mà theo quy định thì trường hợp đăng ký kết hôn tại UBND cấp quận, huyện, thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc, trong đó:
Cơ quan có thẩm quyền xác minh, thẩm tra, nghiên cứu hồ sơ kết hôn của người đề nghị do Phòng Tư pháp thực hiện trong 10 ngày làm việc.
Trường hợp xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Nếu cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.
Sau khi tiến hành xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sai sót hồ sơ đề nghị kết hôn thì không quá 05 ngày làm việc, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến của hai bên về sự tự nguyện đăng ký kết hôn trước khi cho hai bên ký vào sổ hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch UBND huyện trao giấy chứng nhận kết hôn cho người đề nghị;
Sau khi hai bên nam, nữ ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, hai bên nam, nữ cùng ký vào sổ hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn thì chủ tịch UBND cấp huyện trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật, khi đăng ký kết hôn, tùy thuộc vào trường hợp bạn đăng ký kết hôn trong nước hay đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ phải cung cấp các giấy tờ theo quy định áp dụng cho từng trường hợp và thời gian giải quyết cũng khác nhau.
THAM KHẢO THÊM:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp