Câu hỏi
Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi.
Bạn đang xem: Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
B. Động năng.
C. Cơ năng.
D. Thế năng trọng trường
Đáp án: D
Kiến thức bổ sung
Thế năng trọng trường là gì?
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.
Ví dụ:
Quả nặng A đứng yên trên mặt đất (hình a) không có khả năng sinh công. Khi đưa quả nặng A lên một độ cao nào đó thì nó có khả năng sinh công (hình b).
Biểu thức thế năng trọng trường
Xem thêm : Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu? Cách đo nhiệt độ cơ thể đúng
Khi một vật có khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trường trọng lực của Trái Đất, thì thế năng trong trường trọng lực của vật được tính bằng công thức:
Wt = mgz
Trong đó:
- Wt: là thế năng trọng trường của vật tại vị trí z (đơn vị: J)
- m: là khối lượng của vật
- z: là độ cao của vật tính từ mặt đất
- g: là gia tốc của vật đó
Mối liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực
Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực của vật đó được tính bằng hiệu thế năng trọng trường tại vị trí M và vị trí N, nghĩa là giữa công của trọng lực và biến thiên thế năng của vật có mối liên hệ với nhau.
AMN = Wt (M) – Wt (N)
Trong đó:
- AMN: là công của trong lực của vật
- Wt (M): là thế năng trọng trường tại vị trí M
- Wt (N): là thế năng trọng trường tại vị trí N.
Hệ quả: Trong quá trình chuyển động của 1 vật nằm trong trọng trường:
- Khi tốc độ của vật giảm, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công sẽ dương.
- Khi tốc độ của vật càng cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công sẽ âm.
Ví dụ: Trường hợp vật được ném lên không trung. Thì lúc này, vị trí vật được ném lên chính là mốc của thế năng. Thế năng chuyển thành công và cản trở trọng lực cho đến khi rơi tự do. Vật ném lên cao sẽ tăng độ cao nên thế năng của vật cũng tăng, trọng lực sinh ra công âm.
Câu hỏi liên quan
Câu 1. Khi nào vật có thế năng trọng trường?
Xem thêm : Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc
Trả lời:
Thế năng trọng trường xuất hiện khi một vật ở độ cao so với mặt đất hoặc vật làm mốc. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường (độ cao) và khối lượng của vật.
Câu 2. Thế năng trọng trường một vật không phụ thuộc vào yếu tố nào?
Xem thêm : Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc
Trả lời:
Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào một số yếu tố như động năng, vận tốc của vật,…
Câu 3. Thế năng trọng trường có âm không?
Xem thêm : Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc
Trả lời:
Thế năng trọng trường có thể mang giá trị âm.
Ta có thế năng trọng trường được tính theo công thức là: Wt = mgz.
Hai giá trị khối lượng và gia tốc luôn dương, vậy nên thế năng trọng trường sẽ âm khi độ cao mang giá trị âm, nghĩa là vật mang thế năng ở vị trí thấp hơn so với vật làm mốc
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp