Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Xem thêm: Top 7 Lễ hội truyền thống An Giang với các nghi thức đặc sắc nhất

2Văn hoá lễ hội An Giang của mỗi dân tộc có gì đặc sắc?

2.1 Văn hoá lễ hội An Giang của người Kinh

Nhắc đến Lễ hội An Giang thì đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Đây là lễ hội mang quy mô quốc gia, mỗi năm đều thu hút hàng triệu lượt khách thập phương đổ về dâng lễ, chiêm bái. Tuy chỉ chính thức tổ chức vào cuối tháng Tư âm lịch mỗi năm nhưng không khí lễ hội được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ đến mức ngay từ sau Tết Nguyên đán đến giữa năm dương lịch, người dân đã rộn ràng chuẩn bị. Hiện nay, đây được coi là mùa lễ hội tưng bừng, rộn ràng nhất của Châu Đốc nói riêng và An Giang nói chúng. Không những vậy, lễ hội còn thúc đẩy du lịch và giúp người dân địa phương có điều kiện cải thiện cuộc sống.

Để trải nghiệm Văn hoá lễ hội An Giang trong khuôn khổ Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam thì bạn nên đến đây vào chính hội là ba ngày 25, 26 và 27/4 âm lịch. Lúc này, quanh khu vực miếu Bà Chúa Xứ chật kín khách thập phương, từ quán ăn đến nhà nghỉ, khách sạn đều vô cùng đông đúc. Bước vào Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, bạn sẽ thấy khói hương nghi ngút, những người tham gia lễ hội đều mang theo đầy đủ đồ lễ, nhang đèn để dâng lên Bà Chúa.

Không chỉ có quy mô lớn nhất mà đây cũng là lễ hội phản ánh chính xác nhất Văn hoá lễ hội An Giang trong tín ngưỡng của người Kinh. Sở dĩ Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đông đảo người dân hưởng ứng vì đã khơi đúng mạch tín ngưỡng dân gian. Lễ hội không chỉ bao gồm các nghi thức truyền thống mà còn có thêm lễ rước tượng Bà, tái hiện lại truyền thuyết 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà từ đỉnh núi Sam về miếu. Bên cạnh đó, lễ hội còn được tổ chức cực kỳ hoành tráng với các tiết mục múa lân sư rồng quy mô lớn. Người dân đến dự lễ vừa mang theo đức tin vào Bà Chúa Xứ vừa để hòa mình trong không gian lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.

Bên cạnh lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Văn hoá lễ hội An Giang của người Kinh còn thể hiện qua những lễ hội tôn vinh các danh thần đã có công khai hoang, mở đất, tạo ra An Giang trù phú như ngày nay. Để tìm hiểu thêm về truyền thống uống nước nhớ nguồn này, bạn có thể tham gia một số lễ hội dưới đây:

– Lễ hội đình Châu Phú để tưởng nhớ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh đã có công khai khẩn nên vùng đất Nam Bộ tổ chức từ ngày 9/5 đến 11/5 âm lịch

– Lễ hội miếu Bằng Lăng thờ bà Thượng Động Cố Hỷ tổ chức từ ngày 15/3 đến 16/3 âm lịch

– Lễ Hội Kỳ Yên Đình Thần Mỹ Thới với ý nghĩa cảm tạ những bậc tiền hiền và gửi gắm mong ước mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an lên các vị thần linh. Lễ hội tổ chức từ ngày 15/5 đến 17/5 âm lịch hằng năm.