Tên các loại bánh ngọt Việt Nam Và các loại bánh truyền thống Việt Nam mang đậm hương vị quê nhà

Tên các loại bánh ngọt Việt Nam ? Trong quá trình sinh hoạt, người Việt đã sáng tạo ra nhiều món bánh ngon đặc sắc. Các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam là các món bánh có nhân ngọt hoặc ăn cùng phần nước dùng mang vị ngọt thơm. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các món bánh ngọt Việt Nam vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống đậm đà.

Các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam thường gắn liền với một câu chuyện, dịp lễ Tết hoặc là đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của vùng miền. Chính vì vậy, những món bánh thơm ngon, dân dã này luôn lưu giữ trọn vẹn bản sắc văn hóa dân tộc. Các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam làm phong phú thêm bức tranh về văn hóa ẩm thực.

Ý Nghĩa Của Các Loại Bánh Ngọt Truyền Thống Với Ẩm Thực Việt Nam

Những ai yêu mến ẩm thực Việt chắc chắn sẽ sẽ cảm nhận được người Việt Nam thanh lịch với bánh ngọt tinh tế hay người Việt Nam mộc mạc với bánh ngọt dân dã. Các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam thơm ngon được hình thành theo dòng chảy văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc, luôn có ý nghĩa quan trọng đối với ẩm thực quê nhà.

Không thể phủ nhận hương vị thơm ngon cũng như cách chế biến phong phú của bánh ngọt đã làm nên giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc. Các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam luôn mang những ý nghĩa riêng, thể hiện bản chất tốt đẹp của con người Việt. Bánh ngọt dù được chế biến đơn giản hay phức tạp thì vẫn chứa đựng hồn quê hương.

Các Loại Bánh Ngọt Truyền Thống Việt Nam Nhất Định Phải Thử

Bánh ngọt Việt Nam truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo của các sản phẩm nông nghiệp quê nhà. Các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam được giới thiệu dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ vì hương vị thơm ngon và cách bày trí đặc sắc.

Bánh Phu Thê Cho Ngày Cưới Hỏi

Bánh phu thê còn có tên gọi là bánh xu xuê, bánh su sê. Đây là một trong các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam có từ thời nhà Lý. Đặc sản bánh phu thê được nhiều vùng miền ưa chuộng nhưng ngon nhất phải kể đến bánh tại làng Đình Bảng. Bánh phu thê thường được dùng cho những dịp lễ Tết, cưới hỏi…

Các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam phu thê được làm từ bột gạo nếp hoa vàng, khi ăn sẽ có độ dai giòn vừa phải. Nhân bánh là hỗn hợp đậu xanh, hạt sen, cơm dừa và đường, được bọc bằng một lớp lá chuối và một lớp lá dừa. Khi bóc chiếc bánh ra, bạn sẽ thấy vỏ bánh màu vàng ươm với những sợi dừa nạo trắng tinh, hấp dẫn.

Bánh Giầy Đậu Xanh Trong Dịp Lễ Tết

Bánh giầy là một món ngon trong các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam, thường được dâng lên tổ tiên vào dịp lễ Tết để thể hiện lòng biết ơn. Tương truyền, bánh giầy đã được sáng tạo ra từ thời Hùng Vương. Bánh giầy đậu xanh hiện nay vẫn được dùng trong những dịp lễ Tết quan trọng, cũng là món quà bánh ăn chơi của mọi nhà.

Bánh giầy tượng trưng cho trời, được làm từ gạo nếp ngon, sau khi đem giã thật mịn thì nhào nặn thành hình tròn. Bánh giầy có phần vỏ bánh trắng, thơm mùi gạo, nhân bên trong làm bằng đậu xanh và sợi dừa. Những ai thích ăn các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam ngọt hơn thì có thể cho thêm đường vào nhân đậu xanh của bánh.

tên các loại bánh ngọt việt nam

Bánh Da Lợn Ăn Chơi Vào Ngày Trời Mát

Nhắc đến các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam không thể bỏ qua bánh da lớn. Bánh da lợn là món bánh tráng miệng xuất phát từ vùng Nam Bộ. Bánh có nhiều tầng với hai màu xanh và vàng xen kẽ nhau. Vỏ bánh dai dai, khi ăn sẽ có vị ngọt nhẹ, thanh đạm, đặc biệt thích hợp làm món ăn quà vặt khi trời mát.

Bánh da lợn được làm từ bột năng, dừa nạo, lá dứa, đường trắng …. Có nhiều loại nhân bánh như đậu xanh, khoai môn, sầu riêng để tăng hương vị cho món ăn. Các loại bánh ngọt truyền thống da lợn thường được cắt hình vuông hoặc chữ nhật. Ngày nay, những người thợ khéo tay còn làm được bánh da lợn hình hoa, trái tim vô cùng hấp dẫn.

Bánh Cam – Bánh Ngọt Bình Dân Vùng An Giang

Bánh cam là món bánh ngọt ăn vặt bình dân của vùng đất An Giang. Sở dĩ gọi là bánh cam vì hình dáng của bánh giống như một quả cam nhỏ. Nguyên liệu làm bánh cam là từ bột nếp và bột gạo nên có độ dai vừa phải, không gây ngán cho người ăn. Để bánh ngon hơn, người ta sẽ trộn thêm một chút bột khoai lang cho phần vỏ bánh.

Nhân bánh cam truyền thống là làm từ đậu xanh và đường cát vàng. Bánh cam sau khi nặn thành hình thì lăn qua một lớp mè rang và đem chiên vàng. Một chiếc bánh cam thơm ngon sẽ có phần nhân và vỏ bánh tách rời nhau. Khi ăn sẽ có vị bùi bùi của đậu xanh, ngọt ngào của đường cát và dẻo dai của vỏ bánh.

Bánh Gio Chấm Mật Đậm Vị Quê Nhà

Bánh gio chấm mật cũng là một trong các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam đậm vị quê nhà. Nguồn gốc của bánh gio vốn bắt đầu từ văn hóa ẩm thực của người Tày. Tên của bánh xuất phát từ một nguyên liệu đặc trưng của loại bánh này chính là nước tro.

Người Tày sẽ sử dụng nước tro thu được sau khi pha chế với than của thảo mộc, dược liệu. Sau đó dùng nước tro trộn với các nguyên liệu khác để làm bánh. Để tạo được một chiếc bánh tro thơm ngon cả sắc lẫn hương, khâu lọc nước rất quan trọng. Chỉ cần có một chút cặn sót lại cũng ảnh hưởng đến vị bánh tro.

Hình dáng bánh tro thường thấy là hình bánh ú vòm cao, nhỏ bằng nắm tay trẻ em. Vỏ bánh ăn dai và dẻo, không có nhân ngọt nên sẽ chấm cùng mật ong. Bánh gio chấm mật thường được người Tày làm vào các dịp lễ tết hoặc đãi khách quý. Đây là món bánh ngọt truyền thống giản dị nhưng đậm chất dân tộc.

tên các loại bánh ngọt việt nam

Bánh Đúc – Thức Quà Quê Dân Dã

Bánh đúc là món ăn dân dã của cả ba miền với những cách chế biến khác nhau. Tại miền Bắc và miền Trung, bánh đúc được làm từ bột gạo trong khi tại miền Nam, bánh đúc sẽ làm từ bột năng. Bánh đúc truyền thống được làm thành tấm to, khi ăn sẽ cắt nhỏ thành từng miếng.

Món bánh đúc ngon ăn rất mát, vỏ bánh mịn và giòn, no bụng và dễ tiêu hóa. Người ta thường chấm bánh đúc với tương, mật mía, mật ong hay mứt trái cây. Hiện nay, người Việt đã sáng tạo ra các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam mới lạ như bánh đúc ngô, bánh đúc dừa hay bánh đúc lạc.

Bánh Trung Thu Ngọt Ngào Ngày Đoàn Viên

Bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu của danh sách các loại bánh ngọt truyền thống Việt Nam. Bánh trung thu truyền thống gồm có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo. Phần nhân làm từ đậu xanh hạt sen hoặc nhân thập cẩm. Bánh trung thu là món ăn cổ truyền vào dịp rằm tháng Tám tại Việt Nam.

Vỏ bánh trung thu dẻo có màu trắng, khi ăn sẽ hơi dai dai và đậm vị của bột gạo. Trong khi vỏ bánh nướng sẽ có màu nâu đậm và có một chút dầu. Bánh nướng trung thu truyền thống chỉ có nhân thập cẩm chứ không có nhân đậu xanh hạt sen. Ngày nay, người ta sáng tạo thêm nhiều loại nhân bánh khác để đa dạng thêm hương vị cho bánh.

Hi vọng rằng qua bài viết này thì chúng mình đã giúp các bạn tìm ra được tên các loại bánh ngọt Việt Nam. Hãy chia sẻ thông tin này đến với bạn bè, những người thân trong gia đình để họ cũng có thể biết đến và thưởng thức hương vị thơm ngon, đặc trưng của tên các loại bánh ngọt Việt Nam này nhé!

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về các loại bánh ngọt thì hãy theo dõi thêm các bài viết tiếp theo của Bánh ngon nhà tui nhé!