Đất BHK là gì? Có chuyển đổi sang đất ở được không?

Đất BHK là gì?

Hiện nay, có 3 nhóm đất chính ở Việt Nam là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Vậy đất BHK là đất gì?

Căn cứ vào bảng ký hiệu các loại đất tại mục số III, Phụ lục 1 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ký hiệu BHK để chỉ đất trồng cây hàng năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Cụ thể, trong đất trồng cây hàng năm (ký hiệu BHK) gồm hai loại chính là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

Bên cạnh đất BHK, mọi người còn quan tâm ký hiệu các loại đất khác như NHK là đất gì, đất BCS, đất CLN là gì, đất LUC là gì, đất LNK là gì, đất NTD là gì,… Để biết tên gọi đất của các ký hiệu này, bạn có thể tham khảo bảng sau đây:

Bảng ký hiệu các loại đất. Đất BHK là gì?

Cùng là đất trồng cây hàng năm nhưng tùy vào yếu tố địa hình và vị trí của thửa đất mà pháp luật đã phân biệt đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) với đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK).

Ngoài ra để hiểu thêm đất BHK là loại đất gì, ta cần biết ký hiệu BHK là đất gì là loại đất chuyên dụng dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, tính từ lúc gieo trồng tới lúc thu hoạch là không quá 1 năm. Đất BHK là gì có thể được hiểu là loại đất ở khu vực đồng bằng được sử dụng với mục đích trồng các loại cây hàng năm có thể kể đến như: cây họ đậu, cây ngô, cây khoai, cây cà chua, các loại rau,…

BHK là đất gì cũng là loại đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013. Người sử dụng loại đất BHK là đất gì này có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích được công nhận và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đất BHK là loại đất gì là đất bằng trồng cây hàng năm khác – một loại đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp. Người sử dụng đất BHK là gì phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích đã được Nhà nước công nhận và theo quy định pháp luật.

Gia hạn đất BHK là gì?

Đất trồng cây hàng năm BHK thuộc nhóm đất nông nghiệp. Do đó, vấn đề gia hạn đất được căn cứ tại Khoản 1 Điều 126 Luật đất đai 2013: Cá nhân, hộ gia đình đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên loại đất này được quyền gia hạn nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất với thời hạn là 50 năm. Thủ tục gia hạn quyền sử dụng lên các cấp liên quan phải đảm bảo tuân theo quy định tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Đất BHK có chuyển đổi sang đất ở được không?

Trên thực tế ngày nay, nhiều chủ đất sở hữu các loại như NHK, đất BCS, đất CLN, đất LUC, đất LNK, đất NTD và đất BHK có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang thổ cư với mục đích để ở, chuyển nhượng, đầu tư,… Để chuyển đổi đất BHK lên đất thổ cư, chủ sở hữu đất phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, căn cứ pháp lý tại điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.

bhk-chuyen-doi-sang-dat-o-1676341565.jpg
Đất BHK là gì: Đất BHK có chuyển đổi sang đất ở được không?

Cơ quan có thẩm quyền được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp hàng năm khác thành đất thổ cư tùy vào đối tượng xin phép là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi người xin phép là tổ chức, cơ sở tôn giáo,…

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp người xin phép là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư,…

Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cho phép phải là cơ quan có trụ sở ở nơi có đất. Trong tờ quyết định cho phép cũng phải được đóng dấu bởi những cơ quan này.

Để được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) sang đất ở thì thửa đất, người sử dụng đất phải tuân thủ quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 là:

Người sử dụng đất cần có tờ đơn đề nghị/xin chuyển mục đích sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhu cầu sử dụng đất phải thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Nếu chủ sở hữu đất không tuân thủ 1 trong 2 quy định điều kiện trên thì không thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Để chuyển mục đích sử dụng đất BHK là gì, chủ sở hữu có thể làm theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ, đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất

Hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất gồm có đơn đề nghị chuyển mục đích mẫu 01 được điền đầy đủ thông tin, giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của chủ sở hữu đất và Giấy chứng nhận (bản gốc).

Ngoài ra, người sử dụng đất có thể làm thêm giấy ủy quyền nếu họ không tự mình nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Nơi tiếp nhận hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Nộp tiền sử dụng đất, các phí, thuế, lệ phí khác theo thông báo

Chủ sở hữu đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính như đóng tiền sử dụng đất, các khoản thuế, phí, lệ phí khác theo thông báo khi được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 3: Nhận kết quả đề nghị/xin chuyển mục đích sử dụng đất

Chủ sở hữu đất sẽ được phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận kết quả là giấy chứng nhận đã được cấp đổi hoặc giấy chứng nhận đã được xác nhận biến động và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Quy trình đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất BHK là gì