Đất đai là một tài sản có giá trị lớn do đó mà nhiều người đặc biệt quan tâm về đất đai. Một số người người có thắc mắc rằng đất đai có phải là hàng hóa không? Có thể thấy, hiện nay người dân vẫn thường dùng mua bán đất để biểu hiện cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để biết đất đai có phải là hàng hóa không theo pháp luật hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
- SIM bị khóa – Nguyên nhân và cách mở khóa SIM nhanh chóng
- Văn hoá phương Đông nhìn từ nước Mỹ, hạn tam tai 31 bước qua 33 bước lại chớ coi thường.
- Điều kiện và cách mở quyền truy cập livestream trên TikTok
- Đơn vị của suất điện động cảm ứng là
- Nốt ruồi trên miệng phụ nữ có ý nghĩa gì, hóa ra chúng tiết lộ rất nhiều điều về tính cách lẫn số mệnh
Đất đai là gì?
Đất lại là thứ xuất hiện rất nhiều xung quanh chúng ta, và chúng ta đều biết đất đai là gì? Tuy nhiên, đất đai trên phương diện pháp luật có thể nhiều người còn chưa nắm rõ. Để hiểu rõ hơn về đất đai theo phương diện pháp luật, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Bạn đang xem: Đất đai có phải là hàng hóa không theo pháp luật hiện hành?
Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT, đất đai được hiểu như sau:
“Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.”
Như vậy, đất đai là một mảnh đất, thửa đất có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người, được pháp luật thừa nhận sự tồn tại.
Hàng hóa là gì?
Hàng hóa cũng là một khái niệm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, chúng ta khó thể định nghĩa chính xác hàng hóa là gì? Trong các văn bản pháp luật hiện nay có quy định về hàng hóa. Để hiểu rõ về hàng hóa theo quy định pháp luật, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Theo Luật giá năm 2013 quy định thì hàng hoá là tài sản có thể:
- Trao đổi, mua, bán trên thị trường,
- Có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm cá các loại động sản và bất động sản.
Theo Từ điển tiếng Việt thì hàng hóa được hiểu như sau:
- Hàng hóa là 01 trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Hàng hóa theo nghĩa hẹp thì hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định, có thể trao đổi, mua bán được.
- Hàng hóa theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả những thứ có thể trao đổi, mua bán được.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005 phân hàng hoá thành 2 nhóm:
- Nhóm thứ nhất là các loại động sản, cả động sản hình thành trong tương lai;
- Nhóm thứ hai gồm những vật gắn liền với đất đai.
Như vậy, có thể hiểu hàng hóa là sản phẩm thu được từ lao động và có thể thỏa mãn những nhu cầu của con người, có thể đi vào tiêu dùng qua quá trình trao đổi – mua bán.
Đất đai có phải là hàng hóa không?
Đất đai là một tài sản có giá trị lớn và quan trong đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Có rất nhiều người thắc mắc về việc đất đai có phải là hàng hóa và đất đai có thể đem ra mua bán hay không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể tham khảo qua các quy định pháp luật hoặc theo dõi nội dung sau đây nhé.
Tại Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có thể hiện quan điểm của Đảng ta là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và sử dụng hiệu quả.
Căn cứ Điều 53 Hiến pháp năm 2013 có quy định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nuyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:
‘“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Tại Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Như vậy, có thể thấy đất đai không thể tham gia vào hoạt động mua bán vì đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Tức là không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sở hữu riêng đối với đất đai nên không thể mua bán đối với đất đai.
Tại Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 có nêu về quan điểm về quyền sử dụng đất như sau:
“QUAN ĐIỂM
…
2. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; kịp thời có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất.“
Theo đó, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu.
Như vậy, đất đai không phải là hàng hóa nhưng quyền sử dụng đất được coi là hàng hóa đặc biệt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất đai có phải là hàng hóa không theo pháp luật hiện hành?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp