Dấu hai chấm và tác dụng của dấu hai chấm bao gồm các ví dụ chi tiết cho các em học sinh tham khảo nắm được chức năng tác dụng của dấu hai chấm áp dụng vào các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
1. Tác dụng của dấu hai chấm
– Kí hiệu: Dấu hai chấm được viết là “ : “
Bạn đang xem: Dấu hai chấm. Tác dụng của dấu hai chấm. Bài tập dấu hai chấm có đáp án
Bạn đang xem: Dấu hai chấm. Tác dụng của dấu hai chấm. Bài tập dấu hai chấm có đáp án
– Tác dụng của dấu hai chấm:
- Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang.
- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
2. Ví dụ về công dụng của dấu hai chấm
a) Nội dung sau dấu hai chấm mang tính chất liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc
– Ví dụ 1: Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bấy giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…
Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng liệt kê những cảnh vật xung quanh, có ý nghĩa bổ sung cho nội dung “những cảnh tuyệt đẹp của đất nước” trước đó.
Sau dấu hai chấm có phải viết hoa không? Lúc này, sau dấu hai chấm không viết hoa.
– Ví dụ 2: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu… Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
b) Nội dung dấu hai chấm biểu thị lời đối thoại (kết hợp cùng dấu gạch ngang)
– Ví dụ 1: Bà lão liền chạy nhanh đến bên chum nước, cầm lấy vỏ ốc rồi đập tan ra thành từng mảnh. Nghe tiếng động, nàng tiên vội vàng quay lại chum nước để ẩn mình vào ốc. Nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa.
Bà cụ ôm chầm lấy nàng tiên, nói:
– Con gái! Con hãy ở lại đây với mẹ”.
Lúc này dấu hai chấm có ý nghĩa tác dụng nhấn mạnh nội dung lời thoại của nhân vật, cụ thể ở đây là lời bà lão nói với con gái của mình: – Con gái! Con hãy ở lại đây với mẹ”. Ở đây dấu hai chấm kết hợp cùng dấu “gạch ngang”.
Sau dấu hai chấm có phải viết hoa không? Khi bắt đầu nội dung sau dấu gạch ngang cần viết hoa chữ cái đầu tiên.
– Ví dụ 2: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Cụ bán rồi?
Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
c) Nội dung dấu hai chấm biểu thị lời dẫn nhân vật (kết hợp cùng dấu ngoặc kép)
– Ví dụ 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.
Tác dụng của dấu hai chấm tại đây cho biết đằng sau đó là lời Bác Hồ nói. Lúc này, dấu hai chấm kết hợp cùng dấu ngoặc kép.
Sau dấu hai chấm có phải viết hoa không? Khi bắt đầu nội dung sau dấu ngoặc kép cần viết hoa chữ cái đầu tiên.
– Ví dụ 2: Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? …”
3. Bài tập về dấu hai chấm có đáp án
Câu 1:
a) Em hãy cho biết các dấu hai chấm sau có công dụng gì?
(1) Chú Tư đi chợ huyện về, mang theo rất nhiều thứ: thịt bò, rau cải, cây ớt con, măng khô, bánh rán…
(2) Mỗi khi cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc, em thường nhớ đến một danh ngôn mà cô giáo đã dạy “Trên đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
(3) Đang đi chơi với bạn, nhưng thấy thầy giáo đi ngang qua, Hùng vẫn dừng xe lại để chào thầy:
– Em chào thầy Quân ạ!
Xem thêm : Bật mí lượng calo trong lương khô, ăn lương khô có béo không?
Xem thêm : Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là?
b) Em hãy viết lại câu (2) và (3) sao cho tác dụng của dấu hai chấm trong câu được thay đổi.
Hướng dẫn trả lời:
a) Công dụng của dấu hai chấm trong các câu là:
(1) Liệt kê các đồ vật mà chú Tư mua
(2) Biểu thị phía sau có một lời dẫn nguyên văn của nhân vật (đặt trong dấu ngoặc kép)
(3) Biểu thị lời đối thoại của nhân vật (đặt sau dấu gạch ngang)
b) Gợi ý cách thay đổi:
CâuCâu sau khi thay đổiCông dụng của dấu hai chấm(2)
Mỗi khi cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc, em thường nhớ đến một danh ngôn mà cô giáo đã dạy ở lớp:
– Trên đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng.
Biểu thị câu hội thoại(3)
Đang đi chơi với bạn, nhưng thấy thầy giáo đi ngang qua, Hùng vẫn dừng xe lại để chào thầy: “Em chào thầy Quân ạ!”
Biểu thị lời nói của nhân vật được trích dẫn
Câu 2: Hãy nêu công dụng của các dấu hai chấm trong các trường hợp sau:
a) Từ ban công phòng mình, Hòa nhìn thấy được cả một thế giới hoa ở dưới sân nhà mình. Đó là: cúc, thược dược, hồng nhung, cát cánh… Hoa nào cũng đẹp, nở cũng tươi rực rỡ, khiến em phải say sưa.
b) Chuyện là bác Tuấn sang chơi, dẫn theo cái Hoa. Loan muốn dẫn Hoa đi xem mấy mầm cải bố giéo trong chậu cây vừa mới nhú ở sau nhà. Liền chạy lại hỏi bác:
– Bác ơi, cháu xin phép đưa Hoa ra sau nhà xem cây mầm với nháu nhé!
– Ừ, hai chị em đi cẩn thận. – Bác Tuấn cười hiền lành.
c) Chíp và Min kể cho nhau nghe những chuyện thú vị đã gặp lúc nghỉ hè. Kể đến chuyện con gà con, Chíp đứng dậy bắt chước dáng đi của con gà. Vừa đi em vừa kêu: “Chiếp, chiếp, chiếp” cứ như thật, khiến Min cười nắc nẻ.
Hướng dẫn trả lời:
a) Dấu hai chấm báo hiệu phần nội dung được liệt kê ở phía sau (tên các loài hoa)
b) Dấu hai chấm biểu thị lời đối thoại
c) Dấu hai chấm biểu thị lời trích dẫn (âm thanh tiếng gà)
Câu 3: Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu hai chấm trong các trường hợp sau:
a) Thấy bà tức giận, Tuyết liền cảm thấy hối hận vì đã lỡ nói những lời không hay. Ngập ngừng, cô tiến lại, ngồi xuống cạnh bà rồi thủ thỉ:
– Bà ơi, cháu xin lỗi bà ạ. Bà tha lỗi cho cháu nhé!
Xem thêm : Các khái niệm cần biết
Xem thêm : Trong công nghiệp người ta thường điều chế N2 từ
b) Giờ ra chơi, Lan, Hòa, Bích ngồi túm lại dưới gốc phượng vĩ. Hòa mở đầu lên tiếng bảo: “Bọn mình kể về chuyến đi chơi vào ngày lễ giỗ Tổ vừa qua nhé!”. Nghe vậy, cả Lan và Bích đều gật đầu ưng thuận ngay.
c) Chiều nay, cả nhà em sẽ về quê thăm ông bà. Hành lí mang theo phải soạn từ buổi sáng. Vali nhỏ của em sẽ để các món đồ cá nhân của riêng em, gồm: ba bộ áo quần, bàn chải đánh răng, hộp kẹo, vài quyển truyện tranh. Soạn xong, em phấn khởi ra phòng khách chờ bố mẹ cùng xuất phát.
Hướng dẫn trả lời:
a) Dấu hai chấm dùng để biểu thị lời hội thoại ở sau đó của nhân vật Tuyết kết hợp với dấu gạch ngang.
b) Dấu hai chấm dùng để biểu thị lời của nhân vật Hòa kết hợp với dấu ngoặc kép.
c) Dấu hai chấm dùng để liệt kê các đồ dùng.
Câu 4. Cho đoạn văn sau:
Dì Hai vừa đi chợ về. Dì mua cho chị em Cúc một rổ hoa quả thơm ngon☐ Đó là☐ Táo, ổi, nhãn và dưa hấu. Chị em Cúc thích lắm. Liền khoanh tay lại cảm ơn dì☐ “Chúng cháu cảm ơn dì ạ!”. Dì Hai cười hiền từ, xoa đầu khen chị em Cúc thật ngoan☐
a) Em hãy điền dấu hai chấm hoặc dấu chấm vào ô trống thích hợp trong đoạn văn trên.
b) Cho biết tác dụng của các dấu hai chấm vừa điền vào đoạn văn trên.
Hướng dẫn trả lời:
a) Điền dấu như sau:
Dì Hai vừa đi chợ về. Dì mua cho chị em Cúc một rổ hoa quả thơm ngon. Đó là: Táo, ổi, nhãn và dưa hấu. Chị em Cúc thích lắm. Liền khoanh tay lại cảm ơn dì: “Chúng cháu cảm ơn dì ạ!”. Dì Hai cười hiền từ, xoa đầu khen chị em Cúc thật ngoan.
b) Tác dụng của các dấu hai chấm đã điền là:
– Dấu hai chấm thứ nhất: liệt kê các loại quả dì Hai đã mua
– Dấu hai chấm thứ hai: biểu thị lời dẫn của nhân vật chị em Cúc
Câu 5. Em hãy đặt câu có sử dụng dấu hai chấm để:
– Liệt kê các bạn học sinh ở tổ mình.
– Để kể lại một lời dặn dò của cô giáo trước khi tan học.
Hướng dẫn trả lời:
HS tham khảo các câu văn sau;
– Liệt kê các bạn học sinh ở tổ mình.
- Tổ của em gồm có các bạn: Hoa, Cúc, Tùng, Thúy, Tuấn và em.
- Tổ 3 của lớp em gồm 7 thành viên là: Mai, Đào, Xuân, Quỳnh, Hùng, Dũng và Quân.
– Để kể lại một lời dặn dò của cô giáo trước khi tan học.
- Trước khi tan học, cô giáo có dặn chúng em là: “Về nhà, các em nhớ đọc kĩ các phần cô đã yêu cầu tập đọc nhé!”
- Cô giáo đã dặn chúng em rằng: “Các em nhớ làm đầy đủ bài tập về nhà cô đã giao nhé!”.
–
Bài tập về dấu hai chấm các bạn tham khảo chi tiết trên trang VnDoc và dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.
Tài liệu tham khảo:
- Luyện từ và câu lớp 4: Dấu hai chấm
- Luyện từ và câu lớp 4: Từ đơn và từ phức
Nguồn: https://nvh.edu.vnDanh mục: Giáo Dục
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp