- Điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014 [Chi tiết 2023]
- Strongbow bao nhiêu độ? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ với độ “lên men” của trái cây!
- Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam?
- Tuổi Thân Phối Hợp Với Tuổi Nào Trong Kinh Doanh, Hôn Nhân?
- 4 loại thuốc chống say xe phổ biến – Uống khi nào hiệu quả nhất?
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
– Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
Xem thêm : Hệ điều hành là gì? Vai trò, chức năng của hệ điều hành mà bạn cần biết
Cụ thể tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài như sau:
– Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
– Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
– Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
3. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
Theo Điều 53 Luật Đầu tư 2020 quy định về các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.
– Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
4. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
Theo Điều 54 Luật Đầu tư 2020 quy định về các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
– Ngân hàng;
Xem thêm : Tin tức
– Bảo hiểm;
– Chứng khoán;
– Báo chí, phát thanh, truyền hình;
– Kinh doanh bất động sản.
5. Quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
Tại Điều 55 Luật Đầu tư 2020 quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:
– Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
– Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
– Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Đầu tư 2020 để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Hồ Quốc Tuấn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp