Mang theo và sử dụng dao kéo, bình xịt cay, đèn pin chích điện để tự vệ có bị xử phạt không thưa luật sư?
L.s Nguyễn Đức Hoàng: Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì “dao kéo” có thể được xem là “vũ khí thô sơ”, “bình xịt cay, đèn pin chích điện” có thể được xem là “công cụ hỗ trợ”.
Bạn đang xem: Mang theo bình xịt cay, đèn pin chích điện để tự vệ có bị xử phạt không?
Để một người có thể sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ thì phải được các đối tượng được phép trang bị các vật dụng này (ví dụ: quân đội nhân dân; dân quân tự vệ; công an nhân dân…) giao cho để thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì cá nhân không được sở hữu vũ khí (gồm vũ khí thô sơ), vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
Xem thêm : Hướng dẫn chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản năm 2016
Như vậy, khi sử dụng dao kéo, bình xịt cay, đèn pin chích điện để tự vệ mà trái với các quy định trên, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Ngoài biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, khi hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng thuộc những trường hợp được quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ; người sử dụng còn có thể bị phạt tù đến 07 năm.
Có thể trang bị và sử dụng vật dụng gì để có thể tự vệ mà vẫn đảm bảo không vi phạm pháp luật thưa luật sư?
L.s Nguyễn Đức Hoàng: Theo quy định pháp luật hiện nay, một người bình thường không được sở hữu vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ có thể đương nhiên sử dụng những bất cứ vật dụng nào khác để tự vệ mà không vi phạm pháp luật.
Xem thêm : Rớt tốt nghiệp lớp 12 (THPT) có được thi lại không và cần làm gì?
Theo quy định pháp luật, việc tự vệ phải nhằm mục đích bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại (có ngang bằng hoặc nhỏ hơn hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ).
Nếu có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo quan điểm cá nhân, luật sư nghĩ thế nào về việc không được sử dụng các công cụ để tự vệ?
L.s Nguyễn Đức Hoàng: Với góc độ cá nhân là một luật sư, tôi vẫn mong muốn pháp luật nhìn nhận vấn đề này đang tồn tại và có nhu cầu rất lớn. Để xây dựng nên một cơ chế pháp luật bảo vệ trong trường hợp này, nhà nước Việt Nam cần nghiên cứu và cần có những bảng đánh giá điều tra xã hội để đưa ra một vấn đề pháp luật cụ thể.
Tôi nghĩ rằng pháp luật nên dần điều chỉnh theo hướng sẽ cung cấp cho cá nhân sở hữu các công cụ hỗ trợ ở một mức độ nào đấy để có thể tự bảo vệ cho chính mình, để mọi người có thể an tâm sống trong một xã hội an bình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp