Vòng xuyến là gì? Đi thẳng khi qua vòng xuyến có phải xi nhan không?

Hiện nay trong hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam có rất nhiều vòng xuyến. Việc điều khiển phương tiện qua vòng xuyến này vẫn là điều mà nhiều người tham gia giao thông còn chưa nắm được. Vậy, đi thẳng khi qua vòng xuyến có phải xi nhan không?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Vòng xuyến là gì?

Vòng xuyến hay còn gọi là vòng xoay, bùng binh là ụ tròn nằm tại giao lộ mà tại đó, các phương tiện sẽ chạy theo hình vòng tròn với chiều ngược chiều kim đồng hồ. Trước chỗ giao cắt phải đặt biển báo số 303 với ý nghĩa: “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.

Gọi là vòng xuyến phải dựa vào 2 yếu tố:

Vòng tròn có mũi tên chỉ hướng đi ngược chiều kim đồng hồ;

Và trước chỗ giao cắt, phải có biển báo R.303 – Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến. Khi đi vào vòng xuyến tài xế phải cho xe chạy theo hướng mũi tên, cho đến khi tách khỏi vòng tròn rẽ sang đường nhánh nào đó.

Vòng xuyến là nơi giao nhau giữa nhiều con đường từ nhiều hướng khác nhau. Do đó, khi đi qua khu vực giao lộ có vòng xuyến, bạn đều phải tiến hành việc nhập vào vòng xuyến và đi ra khỏi vòng xuyến khi đến đường cần đi tiếp. Kể cả bạn có nhu cầu đi thẳng qua giao lộ thì cũng vẫn phải thực hiện việc nhập vào và đi ra khỏi vòng xuyến.

2. Đi thẳng khi qua vòng xuyến có phải xi nhan không?

Mặc dù không có gì mới lạ nhưng nhiều người hiện nay vẫn còn thắc mắc rằng liệu khi đi qua vòng xuyến, tài xế có cần phải bật đèn xi nhan không?

Hiện nay, theo pháp luật hiện hành thì chưa có quy định bắt buộc tài xế phải bật xi nhan đi khi qua vòng xuyến mà chỉ quy định bắt buộc trong những trường hợp sau (theo Luật Giao thông đường bộ 2008):

Chuyển làn đường (Điều 13): Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Vượt xe (Điều 14): Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn; Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải; Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Chuyển hướng xe (Điều 15): Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Dừng xe, đỗ xe (Điều 18, 19): Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác; Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian; Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

Tuy nhiên, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vẫn khuyến cáo người dân khi lưu thông trên đường, trong một số trường hợp nên sử dụng đèn xi nhan để báo hiệu cho người sau hướng rẽ, điều này giúp việc tham gia giao thông đảm bảo an toàn hơn, tránh những sự cố hay va chạm không đáng có xảy ra. Hay khi đi vào vòng xuyến cũng nên bật xi nhan.

Về cơ bản, việc bật xi nhan khi đi qua vòng xuyến được các tài xế truyền tai nhau theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”. Tức là khi đi vào vòng xuyến thì bật xi nhan trái, còn ra khỏi vòng xuyến thì bật xi nhan phải.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện giao thông tại các đoạn đường cong (không phải rẽ, chuyển hướng) thì vẫn được xem là đang đi trên đường thẳng, theo một hướng cũng nên bật đèn xi nhan. Nếu cảm thấy an toàn, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, thì không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu…

Như vậy, về nguyên tắc; khi đi qua vòng xuyến thì phải thực hiện 2 lần tín hiệu chuyển hướng báo rẽ. Lần một khi vào vòng xuyến, bạn phải bật xi nhan báo rẽ sang trái để đi sát vào vòng theo vòng xuyến. Và lần hai khi đi ra khỏi vòng xuyến thì bật xi nhan báo rẽ sang phải. Việc bật tín hiệu báo rẽ ở đây nhằm thông báo hướng rẽ của bạn và đảm bảo an toàn cho những người cùng tham gia giao thông.

Trong trường hợp của bạn, dù bạn dự định đi thẳng qua giao lộ, nhưng khi gặp vòng xuyến, bạn không tiến hành bật đèn xi nhan đầy đủ hai lần thì đã vi phạm luật giao thông đường bộ.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp và quan điểm khác nhau:

Do kích thước vòng xuyến to nhỏ khác nhau: cái nhỏ nằm lọt ở giữa chỗ giao cắt, xe có thể đi thẳng qua không cần thay đổi gì về làn, hay hướng thì có cần bật đèn xi nhan không? Nhiều người nói là không cần xi nhan.

Ở những ngã 5, ngã 6 với bùng binh lớn, các xe đi vào sẽ thì rõ ràng cần phải chuyển hướng sang trái (xi nhan trái) để đi theo hướng mũi tên, sau đó rẽ vào đường nhánh lại chuyển hướng sang phải (xi nhan phải). Như vậy lại cần 2 lần bật đèn tín hiệu rẽ.

Vị trí vòng xuyến có thể nằm giữa đường xe đang đi, nhưng cũng có thể nằm lệch hẳn về một bên. Chẳng hạn trường hợp vòng xuyến nằm lệch hẳn về bên phải, khi vào vòng xuyến, xe trước hết cần chuyển hướng sang phải (xi nhan phải), sau đó ôm cua trái theo vòng xuyến (xi nhan trái), rồi cuối cùng rẽ sang phải vào đường nhanh (lại xi nhan phải). Vậy là xi nhan những 3 lần: phải – trái – phải.

Rõ ràng, trong những trường hợp cụ thể khác nhau, cách xử lý lại có phần khác nhau. Ngay cả cùng một trường hợp cũng có thể có cách giải thích không thống nhất, làm phát sinh nhiều cách làm khách nhau.

Với bùng binh nhỏ: người có thể đi thẳng qua (mà không cần bám theo bùng binh), thì không cần bật xi nhan làm gì cho xe sau hiểu nhầm. Bản chất là không thay đổi hướng đi, theo luật không cần bật tín hiệu gì. Còn nếu tại đó các bác muốn rẽ phải, rẽ trái, hoặc quay đầu thì phải bật xi nhan như bình thường.

Với bùng binh lớn, nằm chắn giữa đường (không lệch hẳn về bên nào): tôi thấy có 2 trường hợp. Trường hợp 1: nếu chỉ cần rẽ phải ngay khi vừa đến chỗ giao cắt, mà không cần bám theo bùng binh, khi đó chỉ cần xi nhan phải trước khi rẽ, vì bản chất là chỉ có 1 lần chuyển hướng sang phải. Trường hợp 2: nếu cần cua một đoạn theo vòng tròn trước khi rẽ phải vào đường nhánh, thì cần phải xi nhan 2 lần, theo nguyên tắc “vào trái ra phải”: trước khi vào bùng binh thì bật xi nhan trái, và chuẩn bị ra khỏi bùng binh thì xi nhan phải.

Nếu bùng binh lớn nằm lệch hẳn về một bên đường, thì có lẽ cũng cần đến 3 lần xi nhan. Lần 1: báo chuyển sang hướng bùng binh. Lần 2: báo vào bùng binh, và lần 3: báo ra khỏi bùng binh đi vào đường nhánh. Nếu vào và rẽ phải luôn (không ôm cua) thì cũng chỉ cần xi nhan phải là xong.

Như vậy trường hợp đi qua vòng xuyến không bắt buộc bật xi-nhan, tức nếu không bật cũng không có căn cứ xử phạt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tất cả các tài xế nên áp dụng nguyên tắc “vào trái, ra phải” khi đi qua vòng xuyến.n bật xi-nhan theo nguyên tắc vào trái ra phải.

Chưa quy định điều gì đó cụ thể, thì chúng ta vẫn nên chọn cách hành xử sao cho đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác, cũng như thể hiện sự văn minh lịch sự khi tham gia giao thông. Chẳng hạn, nếu ta chỉ rẽ phải ngay khi đến bùng binh, mà không ôm cua trái, thì không nên đi sát vào bùng binh và chỉ cần bật xi nhan phải là đủ. Vì nếu không bật tín hiệu, các xe khác sẽ không hiểu bác muốn rẽ phải, có thể đi vòng sang bên đó, thì dễ bị ùn tắc, thậm chí gây va quệt, mất an toàn.

Hoặc, nếu muốn cua theo vòng xuyến mà không xi nhan trái, thì khó cho người đi sau chẳng biết đâu mà tránh, nhỡ họ lại tìm cách lách sang bên trái để tiến lên thì thành ra rất dở, lại bị chậm trễ. Tương tự như khi xi nhan phải rời vòng xuyến, rẽ phải sang đường nhánh nào đó.

Như vậy, việc bật xi nhan xét theo góc độ ý thức tham gia giao thông là để không đưa bản thân và người khác vào cảm giác khó xử, hoặc thậm chí có thể gặp rủi ro, nguy hiểm. Và có lẽ đó cũng một phần làm nên văn hóa giao thông.

3. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi mắc lỗi đi qua vòng xuyến:

Vì chưa có quy định cụ thể nên hiện nay, cảnh sát giao thông vẫn thường áp dụng điều khoản xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đi qua vòng xuyến không xi nhan bằng điều khoản xử phạt đối với hành vi chuyển hướng không có tín hiệu.

Căn cứ vào Điểm c, Khoản 3 và Điểm c, Khoản 12, Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)…

Như vậy, bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Khoản 1, Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Như vậy, theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Do đó, trường hợp bạn điều khiển xe ô tô chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nên bạn không được nộp phạt tại chỗ.

Như vậy, khi điều khiển xe qua vòng xuyến, tuy chưa có quy định cụ thể liên quan trực tiếp nhưng trên thực tế, chúng ta cần phải tuân thủ quy định liên quan đến chuyển hướng để đảm bảo an toàn.