Thiếu cơ chế và bộ máy thực hiện liên kết
Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của nước ta. Đây cũng là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.
Bạn đang xem: Vì sao đồng bằng sông Hồng tăng trưởng chưa xứng tầm?
Thời gian qua, vùng đồng bằng sông Hồng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế vùng giai đoạn 2005 – 2022 tăng trưởng bình quân 8,93%/năm, cao hơn bình quân cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2022 đạt 2,89 triệu tỷ đồng, chiếm 30,4% GDP cả nước. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, vùng đồng bằng sông Hồng chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Thu ngân sách nhà nước còn dựa nhiều vào khai thác quỹ đất. Cùng với đó, công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm…
Xem thêm : Sau sinh mổ có uống sữa đậu nành được không?
Là vùng kinh tế trọng điểm nhưng tăng trưởng trung bình 10 năm qua của vùng chỉ cao hơn 1,15 – 1,2 lần bình quân của cả nước. “Vì sao được đầu tư nhiều, nguồn lực có, nhân tài có, nhưng vùng lại chỉ tăng trưởng ở mức chưa xứng tầm như vậy? Đây là điều cần phải bàn, dựa trên đặc trưng, thế mạnh của vùng trong chuỗi liên kết”, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đặt vấn đề.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, những hạn chế của vùng là do nhận thức về vai trò liên kết vùng chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ chưa vì lợi ích chung. Thiếu cơ chế và bộ máy thực hiện liên kết, điều phối vùng hiệu quả vì không có thể chế vùng và có ngân sách riêng cấp vùng. Chất lượng quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương trong vùng còn thấp. Chưa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính lan tỏa…
Xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh
Thời gian tới vùng đồng bằng sông Hồng cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Theo đó, phải xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, liên kết phát triển vùng đi vào thực chất, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên kết ngành.
Xem thêm : Dạng 3: Các bài toán về năng suất – Khối lượng công việc – %
Đặc biệt, các tỉnh cần tranh thủ, tận dụng thời cơ từ các xu thế phát triển mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chip, bán dẫn, robot…
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, cần tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Như vậy sẽ phát huy tối đa lợi thế vùng: là đầu mối giao thông, cửa ngõ chuyển tiếp giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng trung du, miền núi phía Bắc tạo luồng lưu chuyển hàng hóa, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế.
Đồng thời, cần có các giải pháp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm quy mô lớn. Tận dụng tối đa các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi xuất khẩu xanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, hiện nay, đồng bằng sông Hồng chưa có một cấu trúc thể chế tạo ra liên kết vùng hiệu quả, chủ yếu mới bàn về kết nối giao thông. Tới đây, các tỉnh cần tăng cường liên kết về giao thông, thể chế và doanh nghiệp. Khi mời gọi các nhà đầu tư, các tỉnh cần tạo được liên kết chuỗi, bởi doanh nghiệp mới là nền tảng cho sự kết nối. Cùng với đó, cần xây dựng cho vùng một trung tâm logistics xứng tầm, một chợ đầu mối mang tầm cỡ quốc tế, đủ sức cạnh tranh với quốc tế. Đây là những vấn đề cần bàn quyết liệt hơn, cụ thể hơn, TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp