Điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội cao nhất là 23,50 điểm

Trường Đại học Tài Chính Ngân hàng Hà Nội tuyển sinh năm học 2016-2017 Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội tuyển sinh Đại học chính quy năm 2017 Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội khai giảng năm học mới

Năm nay, điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội dao động từ 22,50 đến 23,50 điểm.

Theo đó, ngành Kinh doanh thương mại có mức điểm cao nhất là 23,50 điểm. Trong khi đó, các ngành như: Tài chính ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán,… chỉ yêu cầu mức điểm là 22,50 điểm.

Chi tiết điểm chuẩn các ngành đào tạo Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội năm 2023:

Điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội cao nhất là 23,50 điểm

Điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội cao nhất là 23,50 điểm Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội chính thức công bố mức điểm chuẩn đầu vào các ngành đào tạo đại học chính quy năm 2023

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh và Pháp luật kinh tế; Đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ và hội nhập; Cung cấp những thành tựu nghiên cứu có giá trị thực tiễn phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Định hướng đến 2050, trường sẽ trở thành một trong 10 trường đại học lớn nhất về quy mô và uy tín trong lĩnh vực đào tạo về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kế toán Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh và Pháp luật kinh tế.

Giá trị cốt lõi mà nhà trường luôn hướng tới: Phát triển học thuật mang tính dân chủ cao; Mở rộng cơ hội cho người học; Không tiêu cực học đường; Minh bạch, thượng tôn pháp luật và cam kết; Chuyên nghiệp, tinh gọn và hiệu quả; Năng động, sáng tạo và cẩn trọng.

Điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội cao nhất là 23,50 điểm

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kế toán…

Người học được trang bị các kiến thức cơ sở ngành đào tạo để có khả năng nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới, khả năng tự học suốt đời trong môi trường công tác sau khi ra trường; Có kỹ năng thực hành chuyên sâu và chuyên nghiệp của chuyên ngành được đào tạo, đủ khả năng hành nghề, khả năng tạo việc làm và phát triển sự nghiệp.

Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại: Các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý Nhà nước về Tài chính Ngân hàng; Cục Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, Công ty Tài chính; Công ty Kiểm toán, quỹ đầu tư; Doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu…