1. Phát biểu công thức Heron tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh
Khi nói về diện tích tam giác chúng ta sẽ nghĩ đến công thức tính là lấy cạnh đáy nhân chiều cao và chia 2. Tuy nhiên, trên thực tế rất hiếm đề thi cho sẵn các thông tin về cạnh đáy, chiều cao để tính diện tích. Một số đề toán thay vào đó chỉ cho chiều dài 3 cạnh và yêu cầu tính diện tích theo dữ liệu đó. Lúc này, học sinh cần tìm đến công thức Heron để tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh.
Công thức Heron là công thức toán học mang tên nhà toán học Heron của Alexandria. Công thức này được tìm thấy trong cuốn sách của ông mang tên Metrica, được viết vào khoảng năm 60 sau công nguyên.
Bạn đang xem: Tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh theo công thức Heron
Công thức Heron tính diện tích của một tam giác theo độ dài 3 cạnh được viết như sau:
- Gọi S là diện tích tam giác cần tính và độ dài 3 cạnh tam giác lần lượt là a, b và c.
- Ta có công thức Heron được viết: S = √p x (p – a) x (p – b) x ( p – c)
- Trong đó p là chu vi của nửa tam giác.
2. Hướng dẫn cách tính tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh theo công thức Heron
Như vậy, nhờ áp dụng công thức Heron đã được chứng minh ở trên chúng ta dễ dàng tính được diện tích tam giác khi biết 3 cạnh. Tuy nhiên, cách tính này cần làm nhiều bước, và mỗi bước cần được tính toán và ghi rõ ràng. Để có được đáp án đúng nhất khi áp dụng cách tính này các em học sinh nhớ thực hiện theo hướng dẫn sau của chúng tôi nhé.
2.1. Tính nửa chu vi tam giác
Bước đầu tiên để tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh theo công thức Heron là tính nửa chu vi tam giác. Vì đây là thông số quan trọng nhất trong bài toán dạng này. Các em học sinh hãy nhớ, ở đây p là nửa chu vi, không phải toàn chu vi nhé.
Theo đó, chúng ta đã biết công thức tính chu vi tam giác là bằng tổng của độ dài 3 cạnh. Như vậy để tính nửa chu vi chúng ta lấy chu vi đã tính được đem chia 2.
Ví dụ đề toán cho biết độ dài ba cạnh lần lượt là 5 cm, 4 cm, và 3 cm, nửa chu vi sẽ là: p = (5 + 4 + 3) / 2 = 6 cm.
2.2. Thay các thông số vào công thức Heron tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh
Xem thêm : Những biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả nhất
Sau khi đã tính được nửa chu vi p, các em học sinh thay thông số này với chiều dài các cạnh cho sẵn vào công thức Heron.
- Cụ thể, ta có công thức Heron là S = √p x (p – a) x (p – b) x ( p – c)
- Lúc này ta sẽ thay lần lượt p = 6, a = 5, b = 4, c = 5.
- Vậy công thức tính diện tích hoàn chỉnh lúc này sẽ là: S = √6 x (6 – 5) x (6 – 4) x ( 6 – 3)
Lưu ý: Ở bước làm này học sinh hãy làm thật cẩn thận. Hãy luôn nhớ rằng p là nửa chu vi. Do đó, không được thay số toàn chu vi sẽ dẫn đến đáp án sai.
2.3. Tính các giá trị trong dấu ngoặc đơn
Sau khi có công thức tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh ở trên, các em học sinh hãy tính giá trị trong dấu ngoặc đơn trước. Bước này cần làm trước khi tiến hành căn bậc hai toàn giá trị này.
Cụ thể, các em hãy lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài của từng cạnh. Tiếp theo, nhân ba giá trị này với nhau.
Theo đề toán trên ta sẽ có giá trị là: S = √6 x (1 x 2 x 3) = √6 x 6
2.4. Tính diện tích tam giác hoàn chỉnh
Ở bước cuối cùng, các em học sinh hãy nhân hai giá trị bên dưới dấu căn với nhau. Sau đó, tìm căn bậc hai của chúng. Bạn sẽ tìm được kết quả diện tích tam giác theo đơn vị vuông.
Theo đề toán trên ta sẽ có giá trị là: S = √6 x 6 = √36 = 6 cm vuông.
Xem thêm : Cách lấy cốc nguyệt san ra nhanh, dễ dàng, không đau
Lưu ý: Bước cuối cùng này học sinh luôn nhớ nhân hai giá trị bên dưới dấu căn với nhau trước. Sau đó mới tiến hành căn bậc hai kết quả nhân này. Ngoài ra đáp án cần ghi là đơn vị vuông.
3. Cách tính diện tích tam giác đều cạnh 2a
Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh và 3 góc bằng nhau. Vì vậy khi biết một cạnh thì học sinh có thể suy ra chiều dài 2 cạnh còn lại. Như vậy, khi biết 3 cạnh của một tam giác học sinh hoàn toàn có thể áp dụng công tính tính diện tích Heron. Hoặc một cách tính khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn.
3.1. Tính diện tích tam giác đều cạnh 2a theo công thức Heron
Vì tam giác đều cho biết 1 cạnh là 2a, thì ta sẽ suy ra được 2 cạnh còn là cũng là thông số 2a này. Như vậy, các bước còn lại các em học sinh thực hiện như hướng dẫn công thức Heron ở trên.
Lưu ý: Với bài toán này, học sinh cần thêm vào bước 1 bài viết là suy ra 2 cạnh còn lại bằng độ dài 2a. Do đây là tam giác đều nhé.
3.3. Tính diện tích tam giác đều 2a theo công thức có sẵn
Với bài toán tính diện tích hình tam giác đều mà mà chỉ cho biết một cạnh thôi thì các em học sinh áp dụng công thức như sau.
- Áp dụng công thức tính diện tích S = (a2) x √3/4. Trong đó a là chiều dài cạnh của tam giác đều được bình thương lên và nhân với √3/4 tương đương 1,732.
- Ví dụ tính diện tích tam giác đều khi biết chiều dài cạnh 2a là 6 cm. Ta áp dụng công thức trên sẽ có S = 62 x √3/4 = 15,59 cm2
Lưu ý: Vì bài toán này có dùng căn bậc hai nên học sinh cần dùng máy tính để tính chính xác kết quả. Hoặc trong trường hợp tính nhẩm có thể quy √3/4 tương đương 1,732. Ngoài ra, kết quả luôn ghi đơn vị vuông và làm tròn đến số thập phân thứ 2 nhé.
Ở trên là chi tiết cách diện tích tam giác khi biết 3 cạnh theo công thức Heron kèm bài giải chi tiết. Hy vọng thông tin này sẽ giúp các em học sinh tìm lời giải cho bài toán nhanh hơn. Mến chúc các em làm bài tập, bài thi thật tốt trong thời gian tới!
Đức Lộc
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp