Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên của Ấn Độ
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông và sự sinh trưởng của các loài động thực vật nhiệt đới.
- Tinh chất Esthemax Vitamin C Serum 561 Esthepro
- Navigation
- 1 quả trứng hột gà nướng bao nhiêu calo? Ăn trứng hột gà nướng có mập không? Chuyên gia giải đáp
- Lịch âm dương hôm nay 5/3/2024 – Lịch vạn niên 5/3 – Xem lịch âm, lịch dương, lịch vạn niên ngày 5/3/2024
- Tại sao lái xe hay buồn ngủ? 9 cách giúp hết buồn ngủ khi lái xe
1. Vị trí địa lý của Ấn Độ
Ấn Độ là một bán đảo lớn nằm ở miền Nam châu Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam ngó ra Ấn Độ Dương, phía bắc có dãy núi Himalaya hùng vĩ án ngữ, khiến cho vị trí địa lý của Ấn Độ thời cổ đại hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài. Chỉ ở phía Tây Bắc có một số đèo tương đối thấp, dễ dàng qua lại là con đường bộ duy nhất thông thương với bên ngoài.
Bạn đang xem: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại
Các con sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange), sông Bramapoutre phát nguyên từ miền Himalaya – Tây Tạng đem nước nguồn về tưới cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn ở miền bắc Ấn Độ, tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông. Vùng đồng bằng này ngày xưa gọi là Aryavarta, có nghĩa là đất nước của con người Aryan.
2. Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại
Điều kiện thiên nhiên của Ấn Độ cổ đại khá phức tạp. Địa hình có nhiều núi non trùng điệp, có nhiều đồng bằng rộng lớn và trù phú, có những vùng ẩm thấp mưa nhiều, có những vùng sa mạc khô khan, nóng nực, khiến cho chúng ta khó mà nhận định một cách khái quát những điều kiện thiên nhiên của nước này.
Xem thêm : Gửi xe qua đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất: Kinh nghiệm & lưu ý cần biết
Nhìn chung về mặt địa lý, Ấn Độ có thể chia làm hai miền cách biệt nhau bởi dãy núi Vindhya Range: miền Bắc là lưu vực hai con sông Ấn và sông Hằng, một miền đồng bằng thấp và phì nhiêu bị dãy núi Aryavarta và sa mạc Thar phân chia thành hai phần Đông, Tây. Đồng bằng phía Đông là lưu vực của sông Hằng, hàng năm cứ đến mùa tuyết tan (tháng 6), nước sông dâng lên cao để lại một lớp phù sa màu mỡ trên đồng ruộng. Đồng bằng phía Tây là lưu vực của con sông Ấn do năm chi lưu lớn hợp thành, cho nên miền này cũng gọi là Punjab (có nghĩa là năm nhánh sông). Miền Nam Ấn Độ là cao nguyên Deccan rộng lớn, có nhiều rừng rú và khoáng sản, nằm ở giữa hai dãy núi Đông Ghats và Tây Ghats chạy dài dọc theo hai mặt Đông, Tây ven bờ biển. Rất nhiều sông ngòi chảy qua cao nguyên Deccan đổ ra biển, nhưng mực nước các sông đó không ổn định, dòng nước chảy quá mạnh, nên không tiện cho việc sử dụng vào công tác thủy lợi.
Trên đại bộ phận đất đai của Ấn Độ, khí hậu quanh năm là nồng nực. Lượng mưa phân bố không đều. Ở hạ lưu sông Hằng và sông Bramapoutre, lượng mưa tương đối cao, nên ở đây có thể trồng lúa, đay, mía mà không cần có sông đào, đặc biệt là ở vùng Assam, lượng mưa cao nhất thế giới. Còn ở miền Tây Bắc Ấn Độ thì mưa rất ít, buộc phải khai nhiều sông đào và làm nhiều công trình thủy lợi.
Nhân tố chủ yếu quyết định điều kiện khí hậu của Ấn Độ là gió mùa Tây Nam, vào khoảng tháng 6, tháng 7, thổi từ Ấn Độ Dương vào mang lại một lượng mưa rất lớn. Khí hậu nồng nực nhưng lại ẩm ướt về mùa hạ, là một loại khí hậu rất thích hợp với sự sinh trưởng của các loại cây thực vật và động vật vùng nhiệt đới. Bởi vậy, người Ấn Độ đã phát triển nghề nông trồng lúa, trồng bông và các thứ cây ăn quả từ rất sớm.
Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ hùng vĩ của Ấn Độ làm cho du khách du lịch nước ngoài ngạc nhiên và ca ngợi. Từ thời xưa, người ta đã gọi Ấn Độ là đất nước thần kỳ. Đặc điểm của hoàn cảnh tự nhiên đó không phải là không ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái ý thức, trạng thái sinh hoạt và ngay đến cả trình độ phát triển của người dân các vùng, các dân tộc ở Ấn Độ trong lịch sử.
Ấn Độ là một nước đất rộng, người đông. Thành phần chủng tộc và ngôn ngữ của cư dân ở Ấn Độ hết sức phức tạp. Nhiều học giả cho rằng người Dravidian là dân bản địa xưa nhất. Có thể họ đã từng cư trú ở trên toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ. Hiện nay con cháu lâu đời của họ còn sống ở vùng trung tâm Deccan và ở vùng cực nam bán đảo. Về sau, những bộ lạc người Aryan thuộc ngữ hệ Ấn-Âu xâm nhập Ấn Độ và làm chủ bán đảo này, dồn người Dravidian về phía Nam. Về nguồn gốc chủng tộc Dravidian, đến nay khoa học chưa có câu trả lời dứt khoát.
Xem thêm : Tác dụng của thịt bò và ăn thịt bò sao cho tốt
Tiếp theo sau là người Hy Lạp, người Hung Nô, người Ả Rập, người Mông Cổ,… lần lượt từ phía Tây Bắc kéo tới, chung sống lâu đời với những giống người đến trước, tạo thành một sự hỗn hợp chủng tộc hết sức phức tạp trong lịch sử Ấn Độ.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại – LichSu.Org –
Khám phá lịch sử Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ là một nước đất rộng, người đông với những thành phần chủng tộc và ngôn ngữ phức tạp. Đây cũng là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo.
Việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ cổ đại sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về nơi khởi nguồn của nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại cùng với sự xuất hiện của những Đế quốc cường thịnh và các tuyến đường mậu dịch thông thương quốc tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp