Lịch mở cửa, giờ mở cửa, giờ đóng cửa, giá vé thăm quan Dinh Độc Lập (Dinh Thống Nhất) Thứ 2, Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6, Thứ 7, Chủ Nhật tại TP Hồ Chí Minh mới nhất
Mỗi năm Dinh Độc Lập đón khoảng gần 1 triệu khách tham quan. Nếu đã đến TP. Hồ Chí Minh, bạn nên ghé thăm Dinh Độc Lập ít nhất 1 lần trong đời.
- Quân hàm là gì? Số năm lên quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp?
- Top 18 Phong tục tập quán độc đáo nhất của các dân tộc Việt Nam
- Trang chủ – American International Hospital
- Cách nấu trà bí đao hạt chia sương sáo đơn giản thanh nhiệt
- Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 7
Giờ mở cửa thăm quan Dinh Độc Lập (Dinh Thống Nhất)
Dinh Độc Lập mở cửa đón khách tham quan tất cả các ngày Thứ 2, Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6, Thứ 7, Chủ Nhật, kể cả ngày Lễ và Tết.
Bạn đang xem: Lịch mở cửa Dinh Độc Lập mới nhất và lưu ý khi thăm quan
Giờ mở cửa vào thăm quan Dinh Độc Lập.
– Sáng từ 7h30’ đến 11h00’
– Chiều từ 13h00’ đến 16h00’
Giá vé vào cửa Dinh Độc Lập (Dinh Thống Nhất)
Giá vé vào cổng Dinh Độc Lập được quy định như sau:
* Giá vé vào Dinh Độc Lập đối với khách lẻ:
+ Người lớn: 30.000đ/người/lần
+ Sinh viên: 15.000đ/người/lần
+ Học sinh (từ 6 tuổi đến 17 tuổi): 5.000đ/người/lần
* Giá vé vào Dinh Độc Lập đối với khách đoàn từ 20 người trở lên:
+ Người lớn: 20.000đ/người/lần
+ Sinh viên: 10.000đ/người/lần
+ Học sinh (từ 6 tuổi đến 17 tuổi): 3.000đ/người/lần.
Quang cảnh phía trước Dinh Độc Lập
Xem thêm : Chức năng chính của phần mềm trình chiếu là gì?
Lộ trình thăm quan Dinh Độc Lập
Suốt mấy chục năm nay khách đến di tích này thường chỉ được đi xem những hiện vật trong hơn 30 căn phòng làm việc trước đây ở Dinh. Những thông tin họ nhận được chỉ qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên của Dinh hoặc của các công ty du lịch.
Khách không được tự trải nghiệm, tự khám phá thông tin bằng thị giác. Hơn nữa cách hướng dẫn khá phiền toái theo kiểu gom các nhóm khách thăm lại thành từng đoàn 50 đến 100 người. Khách đi lẻ hay đoàn phải chờ đủ số người mới được hướng dẫn làm mất cảm hứng và mất nhiều thời gian của khách. Đặc biệt do hướng dẫn các đoàn quá đông người nên hướng dẫn viên đều dùng loa để mọi người có thể nghe, điều đó gây sự ồn ào, phản cảm với khách thăm, làm mất tính trang nghiêm, tĩnh lặng ở Dinh Tổng thống trước đây.
Giờ đây, khách có thể tự khám phá Dinh Độc Lập bởi trên lộ trình tham quan có bảng chỉ dẫn. Toàn bộ lộ trình tham quan mới được dẫn dắt bằng 35 bảng giới thiệu thiết kế chuyên nghiệp, bố cục hài hòa, màu đỏ bắt mắt, cỡ chữ phù hợp. Cùng với các bảng này là các biển hướng dẫn lối đi để khách có thể tự di chuyển dễ dàng từ phòng này đến phòng khác, từ tầng dưới lên tầng trên và ngược lại. Chính hệ thống các bảng giới thiệu và biển chỉ dẫn này đã góp phần tạo ra bản sắc mới của di tích.
Những quy định cần lưu ý khi thăm quan Dinh Độc Lập
Khi tham quan Dinh Độc Lập, cần chú ý những nội quy sau:
1. Trang phục gọn gàng, lịch sự
2. Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bảo vệ và các biển báo trong quá trình tham quan
3. Không mang hành lý vào bên trong Di tích
4. Không mang đồ ăn thức uống vào Di tích
5. Không đưa động vật vào Di tích
6. Không đem theo các loại vũ khí, chất cháy nổ, hóa chất độc hại vào Di tích
7. Bảo vệ có quyền chấm dứt chương trình tham quan với những cá nhân vi phạm nội quy
8. Khách vào tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra bất cứ tổn thất nào cho Di tích.
Ngoài ra, Dinh Độc Lập cũng có quy định, không sử dụng loa phóng thanh dưới mọi hình thức.
Lịch sửa xây dựng, bảo tồn, phát triển của Dinh Độc Lập
Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh NORODOM.
Xem thêm : Top 10 bộ phim Mỹ đoạt giải Oscar hay nhất mọi thời đại (Phần 1)
Công trình được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên.
Từ 1887 – 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.
Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Ðông Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam.
Tháng 9/1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh NORODOM là trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
Ngày 07/5/1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam. Mỹ tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn miền Nam là Quốc gia Việt Nam.
Ngày 07/9/1954, Dinh NORODOM được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely với đại diện chính quyền Sài Gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc Lập. Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và lên làm Tổng thống. Từ đó Dinh Ðộc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Ngô Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn dân vào ấp chiến lược, thi hành luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, không những gây phẫn uất trong nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn.
Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 01/7/1962. Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).
Nhưng điều gì phải đến đã đến.
Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45’ ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30’ cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân dân 2 miền Nam – Bắc sum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã toàn thắng.
Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.
Địa chỉ, số điện thoại liên lạc BQL Dinh Độc Lập
Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Phòng Nghiệp vụ thuyết minh: 080.85122 – 080.85120.
+ Phòng vé: 080.85038
+ Phòng Hành chính – Tổ chức: 080.85094; Fax 080.85008.
Bản đồ trực tuyến đường đi đến Dinh Độc Lập
Xem clip Thăm quan Dinh Độc Lập…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp