Mức phụ cấp cấp bậc hàm đối với công an nghĩa vụ

Căn cứ pháp lý

Nghị định 38/2019/NĐ-CP

Đi nghĩa vụ công an là gì?

Theo quy định, đi nghĩa vụ công an là một trong những nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện để bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân, theo đó vào hàng năm thì công dân ở trong độ tuổi nhập ngũ phục vụ ở trong Công an nhân dân cụ thể thời gian là 24 tháng.

Nếu kéo dài về thời gian phục vụ tại ngũ của chiến sỹ nghĩa vụ, hạ sỹ quan theo quyết định từ Bộ trưởng Bộ Công an là không được vượt quá 6 tháng đối với trường hợp đang thực hiện về nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai.

Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không?

Khi công dân đi nghĩa vụ công an nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 9 của nghị định 70/2019/NĐ-CP thì khi đó công dân được chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp – được biên chế, cụ thể như sau:

Điều 9. Chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp

1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.

Như vậy, theo quy định hiện hành nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì công dân được biên chế.

Cách tính phụ cấp nghĩa vụ công an năm 2023 như thế nào?

Theo quy định tại điều 8 nghị định 70/2019/NĐ-CP có quy định về chính sách, chế độ đối với công an nhân dân có thời gian phục vụ tại ngũ hoặc khi xuất ngũ được hưởng như theo quy định của điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Theo đó, quy định cụ thể tại điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

+ Theo quy định tại bảng 4 phụ lục 1 thông tư 79/2019/TT-BQP: Đối với chiến sỹ được hưởng các phụ cấp về chế độ phụ cấp, bậc hàm cùng với chính sách chế độ khác như mức về phụ cấp bậc hàm tương ứng:

Cách tính phụ cấp nghĩa vụ công an năm 2022 như thế nào?
Cách tính phụ cấp nghĩa vụ công an năm 2023

Thượng sỹ: 0,7

Trung sỹ: 0,6

Hạ sỹ: 0,5

Binh nhất: 0,45

Binh nhì: 0,4

Theo quy định đó, mức phụ cấp hàng tháng = Mức lương cơ sở X hệ số

Mà hiện tại, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1 490 000 đồng

+ Đối với chiến sỹ công an mà phục vụ tại ngũ từ tháng 25 trở đi thì hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ được hưởng về chế độ phụ cấp thêm là 250% phụ cấp quân hàm mà chiến sỹ đó được hưởng.

Theo đó mức lương hưởng của tháng 25 trở đi = mức phụ cấp hàng tháng + mức phụ cấp hàng tháng x 250%

+ Ngoài chế độ lương nêu trên thì chiến sỹ còn được hưởng các chế độ về nghỉ phép. Nếu công tác từ tháng thứ 13 thì sẽ được nghỉ là 10 ngày phép, trường hợp mà không nghỉ phép sẽ được thanh toán tiền nghỉ phép và tiền ăn trong thời gian đó.

Cách tính lương Công an nhân dân 2023

Cách tính lương Công an nhân dân đối với sĩ quan, hạ sĩ quan

* Cách tính lương Công an nhân dân theo cấp bậc quân hàm

Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân thì lương theo cấp bậc quân hàm tính theo Mục 1 Bảng 6 (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP) và với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP) thì bảng lương như sau:

Cấp bậc quân hàm Hệ số lương Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

* Cách tính lương Công an nhân dân theo từng lần nâng lương

Mức lương với sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân theo từng lần nâng lương được quy định tại Mục 2 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Theo đó, bảng lương với sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân theo từng lần nâng lương 2023 cụ thể như sau:

Cấp bậc quân hàm Hệ số nâng lương lần 1 Mức lương nâng lần 1(Đơn vị: VNĐ) Hệ số nâng lương lần 2 Mức lương nâng lần 2(Đơn vị: VNĐ)

Trong đó, thời hạn nâng lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng là 4 năm.

Cách tính lương Công an nhân dân đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân thì cách tính lương tuân theo Bảng 7 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Theo mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng (Nghị định 38/2019/NĐ-CP) thì lương của sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật cụ thể như sau:

* Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật cao cấp

Hệ số lương(Nhóm 1) Mức lương(Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương(Nhóm 2) Mức lương(Đơn vị: VNĐ)

* Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trung cấp

Hệ số lương(Nhóm 1) Mức lương(Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương(Nhóm 2) Mức lương(Đơn vị: VNĐ)

* Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật sơ cấp

Hệ số lương(Nhóm 1) Mức lương(Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương(Nhóm 2) Mức lương(Đơn vị: VNĐ)