Phân biệt PPNC định lượng và PPNC định tính

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video định tính và định lượng la gì

Là người mới bắt đầu làm nghiên cứu, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều đến hai cụm từ “nghiên cứu định tính” và “nghiên cứu định lượng”. Bạn đã thật sự hiểu rõ về hai phương pháp nghiên cứu này, hay vẫn còn đang băn khoăn chưa thật sự biết điểm khác biệt giữa chúng là gì? Tiếp tục loạt bài viết về phương pháp nghiên cứu, cộng đồng RCES sẽ giúp các bạn giải đáp điều đó thông qua bài viết này.

>> Xem thêm: Làm thế nào để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp?

1. Nghiên cu Đnh lượng (Quantitative research)

Tiếp cận định lượng xem xét hiện tượng theo cách có thể đo lường được trên các đối tượng nghiên cứu. Nói chung, nghiên cứu định lượng thường được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả/quy đổi bằng số.

Nghiên cứu định lượng thường được gắn liền với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào phương pháp suy diễn. Nói cách khác, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường và phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau.

Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lượng được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế, …

Dữ liệu trong nghiên cứu định lượng?

  • Ví dụ: các con số, số lượng, tỉ lệ, mức độ, …
  • Dữ liệu định lượng phản ánh mức độ, sự hơn kém và ta tính được giá trị trung bình. Nó thể hiện bằng con số thu thập được ngay trong quá trình thu thập.

Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định lượng?

  • Nghiên cứu định lượng liên quan đến lượng và số trong khi định tính liên quan đến chất và mô tả.
  • Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số dưới dạng số đo và thống kê.
  • Việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng, mô hình toán là bắt buộc khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này.
  • Nghiên cứu định lượng được dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện.
  • Đối với các biến số có bản chất là định tính (không đo lường được), việc lượng hóa biến số là yêu cầu bắt buộc để thực hiện nghiên cứu định lượng.

Ví dụ: Khi hỏi mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, các câu trả lời nhận được là định tính như “Rất không hài lòng”, “Tương đối hài lòng”, “Rất hài lòng”, … Người nghiên cứu cần lượng hóa các dữ liệu định tính này dưới dạng số như 1 (tương ứng Rất không hài lòng) đến 5 (tương ứng với Rất hài lòng) để thực hiện các nghiên cứu định lượng.

Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng?

Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là cân, đo, sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để khảo sát/phỏng vấn, quan sát và ghi chép dữ liệu, tập hợp lại dữ liệu định lượng trong quá khứ.

2. Nghiên cứu định tính (Qualitative research)

“Not everything that can be counted counts and not everything that counts can be counted” (Albert Einstein) – Không phải mọi thứ đều có thể đếm được số lần và không phải mọi thứ đều có thể đếm được.

Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ. Chúng có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các giải thích. Phương pháp nghiên cứu định tính phù hợp để trả lời cho các câu hỏi “Thế nào” (How), “Tại sao” (Why) hoặc “Cái gì” (What).

Dữ liệu trong nghiên cứu định tính?

Trong nghiên cứu định tính, dữ liệu được sử dụng có thể là dữ liệu định tính hoặc dữ liệu định lượng (đã được giải thích ở phần trên).

Trong đó, dữ liệu định tính thường ở dạng chữ, phản ánh tính chất, đặc điểm hay sự hơn kém và ta không tính được trị trung bình của dữ liệu dạng định tính. Một số ví dụ về dữ liệu định tính: giới tính: nam hay nữ; kết quả học tập của sinh viên: giỏi, khá, trung bình, yếu…

Cần lưu ý rằng để phục vụ mục đích thống kê, mô tả trong nghiên cứu định tính thì việc mã hóa dữ liệu định tính thành dạng số (lượng hóa) có thể được thực hiện hoàn toàn tương tự như khi sử dụng nghiên cứu định lượng. Điểm khác biệt duy nhất là khi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, người nghiên cứu không thực hiện các mô hình kinh tế lượng, mô hình toán với những dữ liệu đã được lượng hóa đó.

Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định tính?

  • Nghiên cứu định tính liên quan đến mô tả, giải thích và ít nhiều có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.
  • Mục đích của nghiên cứu định lượng là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra. Tuy nhiên, những kết quả đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán như trong nghiên cứu định lượng.
  • Nghiên cứu định tính đặc biệt phù hợp để trả lời các câu hỏi mà nghiên cứu định lượng chưa thực hiện được, nhằm mở ra những hướng nghiên cứu mới sử dụng phương pháp khoa học. Do đó, đây cũng là thách thức cho nhà nghiên cứu khi sử dụng phương pháp này.
  • Đây là phương pháp có vẻ dễ dàng để sử dụng nhưng không dễ dàng thuyết phục vì yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tư duy và lí luận của người nghiên cứu; khác với nghiên cứu định lượng là phụ thuộc vào kết quả sau khi chạy các mô hình.

Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính?

Ngoài các phương pháp dùng để thu thập hoàn toàn tương tự đối với nghiên cứu định lượng, các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính còn có thể sử dụng bao gồm: phỏng vấn ý kiến (chuyên gia), quan sát, ghi hình, ghi âm, gửi thư, nhật ký, …

3. S khác bit gia nghiên cu đnh tính và nghiên cu đnh lượng

Định lượng Định tính Đặc điểm

  • Nhấn mạnh vào kiểm tra bằng chứng
  • Tập trung vào cơ sở lập luận hoặc các nguyên nhân của các sự kiến
  • Cách tiếp cận logic và phê phán
  • Cách nhìn khách quan của người ngoài cuộc, cách xa số liệu
  • Tập trung kiểm tra giả thuyết
  • Kết quả được định hướng
  • Nhấn mạnh vào sự hiểu biết
  • Tập trung vào sự hiểu biết từ quan điểm của người cung cấp thông tin
  • Cách tiếp cận qua lý lẽ và giải thích
  • Cách nhìn chủ quan của người trong cuộc và gần gũi với số liệu
  • Định hướng thăm dò, giải thích
  • Quá trình được định hướng

Khó khăn

  • Tiềm ẩn nhiều sai biệt thống kê, tốn nhiều thời gian nếu gặp vấn đề về dữ liệu
  • Khó kiểm soát chất lượng dữ liệu điều tra
  • Khó tiếp cận chuyên gia để phỏng vấn
  • Khó viết phần phân tích và báo cáo

Nên lựa chọn sử dụng khi

  • Bạn thật sự am hiểu và có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu thống kê.
  • Vấn đề nghiên cứu có tính chất mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến tác động (biến độc lập).
  • Nếu chọn nghiên cứu định lượng, cần chú ý khả năng thu thập dữ liệu và khả năng thực hiện thiết kế nghiên cứu hoàn chỉnh.
  • Bạn chưa thật sự am hiểu và có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu thống kê tốt.
  • Vấn đề nghiên cứu không nhằm mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến tác động.
  • Các vấn đề nghiên cứu tập trung vào sự khám phá một kinh nghiệm hoặc hành vi, về một hiện tượng còn ít biết tới
  • Nếu chọn nghiên cứu định tính, nên chú ý khả năng tiếp cận và phỏng vấn chuyên gia hoặc thu thập dữ liệu thứ cấp.

Để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, người nghiên cứu cần chú ý đến một số yếu tố sau: (i) vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; (ii) kĩ năng và sở trường của nhà nghiên cứu và (iii) khả năng thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Mặc dù chúng ta hay nhấn mạnh nghiên cứu dạng định tính, hoặc định lượng, tuy nhiên trong thực tế các phương pháp định tính và định lượng hoàn toàn có thể phối hợp và sử dụng trong cùng một nghiên cứu. Trong khi phương pháp nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa kết quả từ mô hình, thì nghiên cứu định tính có thể giúp các kết luận đưa ra được thuyết phục hơn bởi ý kiến của chuyên gia hoặc tình hình thực tế liên quan đến đối tượng/chủ đề được nghiên cứu. Xem thêm loạt bài về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học tại đây.

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)