Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?

Chào em,

Sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi được gọi là độ mờ da gáy. Độ mờ da gáy là một chỉ số dùng để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác. Để có được kết quả độ mờ da gáy chính xác nhất cần phải thực hiện đo độ mờ da gáy đúng thời điểm, tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Đối với những trẻ có kích thước từ 45 – 84mm thì độ mờ da gáy thông thường sẽ là dưới 3,5mm. Thường thì kết quả kiểm tra độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ có thể phán đoán được 75% nguy cơ trẻ bị Down.

– Đối với thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.

– Đối với thai nhi 12 tuần tuổi, thường độ mờ da gáy chuẩn là dưới 2,5mm.

– Đối với thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm. Nguy cơ mắc hội chứng Down thấp đối với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm.

– Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là khá cao.

– Nếu độ mờ da gáy 6mm, thì thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.

– Độ mờ da gáy từ 3,2 – 3,5mm thì được gọi là dày và tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể. Những trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy là 2,9mm, tuy chưa phải là mức cao nhưng có thể gây ra sự ảnh hưởng đến giá trị của xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu, vì vậy muốn chắc chắn, nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Trường hợp của em, thai 13 tuần 4 ngày có độ mờ da gáy là 2,7mm nhưng chưa có thông tin chiều dài của thai là bao nhiêu mm. Vì vậy, bác sĩ sẽ đưa ra cho em lời khuyên như sau: Tuổi thai đó tương đương với chiều dài đầu mông là 74mm. Theo FMF (Hiệp hội y khoa thai nhi) thì độ dày da gáy như vậy nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến bách phân vị 95 (khoảng bình thường thuộc nhóm nguy cơ thấp). Vì vậy, em không cần quá lo lắng về nguy cơ bất thường độ mờ da gáy nhé!