Các đô thị loại I tại Việt Nam? Tiêu chí đô thị loại I (Hình từ Internet)
Bạn đang xem: Các đô thị loại I tại Việt Nam? Tiêu chí đô thị loại I
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Quy định về tiêu chí đô thị loại I
Theo Điều 4 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí xác định đô thị loại I bao gồm:
(1) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
– Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;
– Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15).
(2) Quy mô dân số:
– Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên;
+ Quy mô dân số khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
Xem thêm : Ăn trứng có béo không? Cách giảm cân bằng trứng
– Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên;
+ Quy mô dân số khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
(3) Mật độ dân số:
– Toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên;
– Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
(4) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:
– Toàn đô thị đạt từ 65% trở lên;
– Khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
(5) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị: đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15).
2. Các đô thị loại I tại Việt Nam
Tính đến nay, Việt Nam có 22 đô thị loại I, bao gồm:
Xem thêm : Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì
– 3 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
– 19 thành phố trực thuộc tỉnh gồm: Thái Nguyên (Thái Nguyên), Nam Định (Nam Định), Việt Trì (Phú Thọ), Hạ Long (Quảng Ninh), Bắc Ninh (Bắc Ninh), Hải Dương (Hải Dương), Thanh Hóa (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang).
3. Quy định về các nguyên tắc phân loại đô thị tại Việt Nam
Các nguyên tắc phân loại đô thị bao gồm:
– Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
– Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.
– Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính.
Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.
– Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.
(Điều 2 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, sửa đổi bởi Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15)
Nguyễn Thị Hoài Thương
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp