Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì lý do nào?

Tùy theo từng loại cây mà sẽ có nhu cầu về nguồn nước khác nhau. Các loại cây thủy sinh có rễ nhỏ hoặc thậm chí là không có rễ nên có thể sống dưới nước. Nhưng các loại cây trên cạn có hệ thống rễ lớn, khi bị ngập úng lâu sẽ chết. Nguyên nhân tại sao sẽ được làm rõ trong bài viết hôm nay.

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì sao?

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì sao?

Cây trên cạn là hệ thống thực vật trên cạn với đặc điểm chính là rễ mạnh. Cây sẽ sử dụng rễ, có thể là rễ xơ hoặc rễ cây, để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất. Đồng thời, rễ còn giúp cây trồng neo xuống đất.

Vì những lý do trên mà rễ của cây trên cạn phát triển mạnh mẽ và có thể len lỏi sâu xuống đất để tìm nguồn nước. Và vì đặc tính là cây trên cạn với bộ rễ to không giống với loài cây thủy sinh không rễ nên khi bị ngập nước lâu chúng sẽ thối rễ:

  • Đất bị ngập nước sẽ ngăn chặn oxy từ trong không khí khuếch tán vào đất. Rễ cây không thể hấp thụ oxy nên quá trình hô hấp không thể diễn ra.
  • Tình trạng ngập úng kéo dài sẽ làm cho quá trình hô hấp bị rối loạn, gây tích tụ các chất độc hại trong tế bào. Đồng thời, điều này còn làm cho rễ bị thối hỏng và không thể hình thành được lông hút mới.
  • Không có chồi mầm, không thể hấp thụ oxy, nước dẫn đến cân bằng nước bị phá vỡ và cuối cùng là cây chết.
  • Đất bị ngập úng là môi trường thuận lợi cho các loại nấm gây hại phát triển và tấn công cây trồng.

Cách nhận biết và biện pháp khắc phục tình trạng ngập úng

Một số những nguyên nhân khách quan gây nên tình trạng cây bị ngập úng có thể kể đến: khả năng thoát nước của chậu cây chậm, tưới cây với lượng nước và tần suất cao…Dưới đây là một vài dấu hiệu để bạn nhận biết được tình trạng cây bị úng và tìm cách xử lý kịp thời:

  • Cây bị ngập úng có lá màu xanh nhạt hoặc vàng. Đồng thời, chồi non chậm phát triển và có thể là màu nâu thay vì màu xanh lá như thông thường.
  • Cây không tươi, hơi rũ và khô ở các mép lá.
  • Trong chậu có quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện mốc, rêu tại gốc cây hoặc trên mặt đất.
  • Chậu cây bốc mùi hôi, có thể là của mốc hoặc do rễ bị thối rửa.

Biện pháp xử lý cây ngập úng

Xử lý cây ngập úng
Cách xử lý cây ngập úng

Nếu cây trồng bị ngập úng chưa quá nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo biện pháp xử lý như sau:

  • Ngưng tưới nước và mang cây vào nơi có bóng râm để bảo vệ thân và lá.
  • Cần tiến hành tiêu nước và làm thông thoáng cho đất. Việc này có mục đích là cung cấp oxy cho rễ thực hiện quá trình hô hấp và cung cấp chất dinh dưỡng để cây nhanh chóng phục hồi. Đối với cây trồng trong chậu, khơi thông hệ thống thoát nước và nâng cao chậu nếu có thể. Sau đó rửa sạch bùn, đất bám trên bề mặt lá, cành và cố định cây trồng để hạn chế tối đa hư tổn về rễ.
  • Sau khi nước đã rút hãy phá váng mặt đất, đồng thời làm giảm độ ẩm bằng cách xới nhẹ đất.
  • Cắt bỏ những lá, cành đã bị hư hỏng do ngập úng kéo dài. Với những bộ rễ bị hư, có màu nâu và thối rữa, hãy tỉa bớt và chỉ giữ lại phần màu trắng khỏe mạnh, rắn chắc.
  • Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây mà có thể chọn loại phân bón phù hợp. Các cây được xử lý sau khi ngập úng nên bón các phân vô cơ có nhiều đạm, lân, vi lượng để cây nhanh chóng phục hồi.

Vì sao các cây sống trên cạn lại không thể sống trong rừng ngập mặn?

Rừng ngập mặn có nồng độ muối và chất hòa tan tương đối cao. Do đó dẫn đến chênh lệch áp suất thẩm thấu bên ngoài tế bào lớn hơn bên trong tế bào rất nhiều lần. Kết quả cuối cùng là cây trồng rất khó để hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng có trong đất.

Bên cạnh đó, rừng ngập mặn là môi trường thường xuyên bị ngập nước. Từ đó cây bị thiếu oxy và làm ngưng trệ quá trình hô hấp diễn ra. Nếu trồng cây sống trên cạn tại đây thì rất khó để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.

Ngập úng là tình trạng khá phổ biến, với những trường hợp chưa nghiêm trọng, bạn có thể xử lý nhanh chóng. Sau từ 5 – 7 lần tưới, bộ rễ cũng như cây có thể phục hồi và phát triển bình thường. Cuối cùng, hy vọng từ những thông tin trên đây bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì lý do gì?”.

  • Trụ sở chính:

Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Chi nhánh miền Bắc:

6/1 liền kề Newhouse, Phố Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

  • Điện thoại:

0916909087

  • Gmail:

cskh.claber.vn@gmail.com

  • Website:

https://claber.vn

  • Fanpage:

https://www.facebook.com/Thietbituoicayclaber.vn/