Cà pháo là một món ăn phổ biến và đơn giản, dễ ăn, đặc biệt là với những bà bầu thèm chua. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của phụ nữ mang bầu cần đặc biệt chú trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, bầu ăn cà muối được không? Tìm hiểu ngay lời giải đáp trong bài viết này nhé!
1. Giải đáp: bầu ăn cà muối được không?
Để có lời giải đáp chính xác cho câu hỏi: “bầu có được ăn cà muối không?”, chúng ta cần biết trong cà pháo có chất gì.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn cà muối được không? Có GÂY ĐỘC cho thai nhi?
1.1. Thành phần dinh dưỡng trong cà pháo
Quả cà pháo có hình dáng tròn nhỏ, màu sắc trắng và khi chín sẽ có màu vàng. Cà pháo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: magie, kali, protein, sắt, kẽm. Ngoài ra, cà pháo muối còn chứa nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin B1, B2, provitamin A, vitamin C…
Quả cà chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Theo quan điểm Đông y, cà pháo có tính hàn và vị ngọt; tính hàn này có tác dụng tiêu viêm, tán huyết, làm thông kinh, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ tiêu hóa, giảm bụng đầy, và có tác dụng hỗ trợ trong việc trị ho và lao. Nhưng nó cũng có chứa độc tố solanin gây hại cho sức khỏe.
1.2. Bầu 3 tháng đầu có được an cà muối không?
”Bầu 3 tháng đầu có được ăn cà muối không?”. Câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng là: “ Trong thai kỳ mẹ bầu có thể”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, cần lưu ý rằng cà pháo chứa hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5-10 lần so với giới hạn an toàn. Khi cà pháo còn tươi sống, hàm lượng chất này rất cao. Việc ăn cà pháo sống có thể gây nguy hiểm và dẫn đến ngộ độc. Các dấu hiệu của ngộ độc cà pháo có thể bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và ảo giác…
Phụ nữ mang thai có thể ăn cà muối
Nhưng khi cà pháo được muối chua, tính độc của nó đã được giảm đi. Vì vậy, bà bầu có thể ăn cà muối. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Mỗi lần chỉ nên ăn một vài trái. Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu nên gỡ hạt khi ăn cà muối. Hạt cà muối được cho là nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.
>> XEM THÊM: Cà muối – Những sai lầm gây ngộ độc thực phẩm khi ăn cà muối
2. Bầu ăn cà muối có gây độc cho thai nhi?
Xem thêm : Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Bầu có được ăn cà muối không, có gây độc cho thai nhi hay không? Điều này phụ thuộc vào lưng bạn ăn và chất lượng của cà muối. Nếu bạn ăn quá nhiều thì đồng nghĩa với việc cơ thể nạp vào lượng lớn solanin. Và độc này sẽ theo máu truyền đến thai nhi, gây ảnh hưởng xấu đến em bé.
Ngoài ra, bạn ăn phải cà muối không đảm bảo vệ sinh, có váng trắng, bị nhớt, hoặc muối chưa chín rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Khi gặp phải trường hợp này mẹ bầu thường bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa,… Từ đó, ảnh hưởng đến sự hấp thụ dưỡng chất của bé, gây ảnh hưởng không tốt cho bé.
>> XEM THÊM: Bầu ăn vải được không? Cảnh báo tiểu đường thai kỳ cho mẹ và bé
3. Cách ăn cà đúng cho bà bầu
Để an tâm ăn cà muối, mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi thì bạn hãy bỏ túi những mẹo nhỏ sau nhé!
3.1. Lượng cà bà bầu nên ăn
Bà bầu không nên ăn cà muối quá thường xuyên
Bà bầu chỉ cần biết cách ăn cà muối một cách hợp lý để vừa thỏa mãn cơn thèm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo khuyến cáo của chuyên gia, nên ăn cà muối 1-2 lần mỗi tuần, và mỗi lần chỉ nên ăn vài quả cà (1 – 2 quả) hoặc một ít dưa.
3.2. Không ăn cà muối xổi
Trong quá trình mang thai, bà bầu nên tránh ăn cà muối xổi. Thay vào đó, chỉ nên ăn cà muối đã chín đủ, có độ chua phù hợp, và không nên ăn những loại cà muối có vết đen hoặc vết nổi trắng.
Cà muối xổi có hàm lượng nitrat cao, khi tiếp xúc với vi khuẩn trong cơ thể, nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit. Khi kết hợp với axit amin có trong các loại thực phẩm khác, nitrit có thể tạo ra nitrosamine – một chất gây nguy cơ ung thư.
>> XEM THÊM: Bầu ăn mận được không? Lợi ích bất ngờ mận đem lại cho em bé
3.3. Ăn cà muối đảm bảo vệ sinh
Xem thêm : Nguyên tử khối trung bình: Công thức và mẹo xác định nhanh – VUIHOC Hoá học 10
Khi ăn cà muối, cần tự tay muối để đảm bảo vệ sinh, không nên mua cà từ nguồn bên ngoài về để ăn, vì không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nên ăn cà được muối trong bình thủy tinh
Khi muối cà, nên sử dụng bình thủy tinh hoặc bình gốm, không nên sử dụng hũ nhựa. Bởi khi muối trong hũ nhựa, có thể xảy ra phản ứng hóa học tạo ra các chất độc. Ngoài ra, không nên ăn cà muối vào buổi tối, vì điều này có thể gây đầy hơi và khó tiêu cho thai phụ.
Kết lại câu hỏi: “Bầu ăn cà muối được không?”, câu trả lời là có. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nên ăn cà muối một cách hạn chế, với mức tối đa 2 lần trong một tuần để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng với thông tin này, bà bầu sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai một cách tốt nhất.
–
Có thể bạn sẽ quan tâm
>> Top những nhà hàng gia đình NGON, NHIỀU ƯU ĐÃI ở Hà Nội
>> Top nhà hàng hải sản ngon, nhiều ưu đãi tại Hà Nội
>> Các nhà hàng có ghế ngồi cho trẻ em ở Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp