Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most-Favoured-Nation Treatment) trong ATISA yêu cầu Việt Nam phải đối xử với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của một nước ASEAN khác trong hoàn cảnh tương tự không kém thuận lợi hơn đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước nào khác (ASEAN hay ngoài ASEAN) tại Việt Nam.
Về điều kiện
Bạn đang xem: TTWTO VCCI – (FTA) Hỏi – Đáp về ATISA: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong ATISA là gì?
Cũng như với nguyên tắc NT, nguyên tắc MFN trong ATISA chỉ áp dụng cho các dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong “hoàn cảnh tương tự” (Xem Câu hỏi 12 về cách hiểu thuật ngữ “hoàn cảnh tương tự”).
Về phạm vi
Xem thêm : Cách bật, bỏ hạn chế trên Messenger vô cùng đơn giản
Khác với nguyên tắc NT, nguyên tắc MFN trong ATISA có nhiều ngoại lệ.
Cụ thể, Việt Nam sẽ không phải tuân thủ nguyên tắc MFN trong các trường hợp sau đây:
- Đối với các dịch vụ thuộc phạm vi của ATISA (xem Câu hỏi 8), biện pháp ưu đãi dành cho dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (ASEAN hoặc ngoài ASEAN) theo các Thỏa thuận, Hiệp định mà Việt Nam hoàn tất đàm phán hoặc đã ký trước thời điểm ATISA được ký (ngoại lệ áp dụng cả với các sửa đổi trong tương lai của các Thỏa thuận, Hiệp định này)
- Các biện pháp đối với các dịch vụ tài chính (sẽ áp dụng nguyên tắc MFN riêng, quy định tại Phụ lục về dịch vụ tài chính)
- Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các nước láng giềng chung biên giới nhằm thúc đẩy trao đổi các dịch vụ trong các khu vực biên giới tiếp giáp (tuy nhiên chỉ giới hạn ở các dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ đồng thời ở địa phương)
- Các biện pháp đối xử ưu đãi hơn trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể giữa Việt Nam với một hoặc một số nước ASEAN theo thỏa thuận tự do hóa riêng (các nước ASEAN không tham gia thỏa thuận có thể được hưởng các ưu đãi theo thỏa thuận nếu được Việt Nam và các nước tham gia thỏa thuận đồng ý; có thể tham gia thỏa thuận trên cơ sở đưa ra đề xuất tự do hóa ở mức tương tự hoặc ở mức chấp nhận được)
Ngoài các trường hợp ngoại lệ chung (áp dụng cho tất cả các nước Thành viên ATISA) nói trên, với riêng Việt Nam, Việt Nam còn được ghi nhận 04 lĩnh vực ngoại lệ khác, được loại trừ hoàn toàn khỏi nguyên tắc MFN, bao gồm:
- Dịch vụ viễn thông
- Dịch vụ vận tải biển
- Dịch vụ nghề cá
- Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không
Về 04 lĩnh vực ngoại lệ tự động đối với nguyên tắc MFN dành cho Việt Nam
Việc cho Việt Nam được xây dựng danh mục các phân ngành dịch vụ ngoại lệ, được loại trừ toàn hoàn và tự động khỏi nghĩa vụ theo nguyên tắc MFN trong ATISA đã được Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đồng ý về nguyên tắc…..(các bạn MPI bổ sung giùm ngày tháng, sự kiện)
Sau đó, tại phiên đàm phán của Nhóm đặc trách đàm phán Hiệp định ATISA (TF-ATISA) diễn ra vào các ngày 20-21/8/2018 tại Singapore, các nước ASEAN đã thống nhất thông qua danh mục các phân ngành dịch vụ của Việt Nam (loại trừ hoàn toàn khỏi nghĩa vụ MFN tự động gồm 04 lĩnh vực dịch vụ là viễn thông, vận tải biển, nghề cá, hỗ trợ vận tải hàng không).
Trong quá trình xây dựng Danh mục NCM thực thi ATISA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thể hiện nội dung này trong Danh mục NCM của Việt Nam.
Nguồn: Trích dẫn “Sổ tay Hỏi – Đáp về Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)” – Dự án: Thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong khuôn khổ Sáng kiến hội nhập ASEAN (COMPETE) – GIZ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp