đáp án địa – Minh

II. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành? C. Quốc triều hình luật. Câu 2: Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc ta? B. Triều Ngô. Câu 3: Các nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng theo thể chế D. Quân chủ chuyên chế. Câu 4: Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? C. Thời Lê sơ. Câu 5: Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long mang ý nghĩa nào sau đây? A. Nhà nước coi trọng sản xuất nông nghiệp. Câu 6: Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là A. Cục bách tác. Câu 7: Trung tâm chính trị – văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là C. Thăng Long. Câu 8: Năm 1149, để đẩy mạnh phát triển ngoại thương nhà Lý đã có chủ trương gì? B. Xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh). Câu 9: “Tam giáo đồng nguyên” là sự hòa hợp của của các tôn giáo nào sau đây? A. Phật giáo – Đạo giáo – Nho giáo. Câu 10: Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm D. văn học dân gian và văn học viết. Câu 11: Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống dưới triều đại phong kiến nào của nước ta? D. Tây Sơn. Câu 12: Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử. Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt? C. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến. Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt trong khuyến khích nông nghiệp phát triển? A. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập. Câu 15. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là C. bộ luật Hình thư. Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” / “cục bách tác” trong thủ công nghiệp nhà nước? C. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến. Câu 17: Đặc điểm của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX là D. Phát triển văn học viết bằng chữ Quốc Ngữ. Câu 18: Dưới triều đại phong kiến nhà Lê ( thể kỉ XV), nhà nước cho dựng Bia ghi danh tiến sĩ không mang ý nghĩa nào sau đây? C. Đề cao vai trò của nhà vua. Câu 19: Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây? C. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến? C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nền văn minh Đại Viêt là A. Có cội nguồn từ các nền văn minh lâu đời tồn tại trên đất nước Việt Nam. Câu 22: Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Đinh-Tiền lê? B. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao. Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt? A. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước. Câu 24: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hạn chế của văn minh Đại Việt? C. Chỉ đề cao vị thế của Nho giáo nhằm giữ vững kỷ cương, ổn định xã hội. Câu 26: Cải cách hành chính của vua Minh Mạng (1831 – 1832) và vua Lê Thánh Tông (vào những năm 60 của thế kỷ XV) có điểm chung là A. đều chia nước ta thành nhiều tỉnh để thuận lợi trong việc quản lý. Câu 27: Trong tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh Đại Việt không mang ý nghĩa nào sau đây? D. Là nền tảng để dân tộc Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. Câu 28: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt? A. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, phong phú, mang đậm tính dân tộc. Câu 29: Việc đề cao Nho giáo của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã không dẫn đến hệ quả nào dưới đây? C. Nguy cơ tụt hậu, đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây. Câu 30: Nhận xét nào sau đâylà đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt? B. là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã. Câu 31. Cuộc cải cách hành chính lớn nhất nước ta từ thế kỉ X – XV do ai thực hiện – Lê Thánh Tông. Câu 32. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao ở triều đại nào? – Nhà Lê Sơ. Câu 33. Dưới thời Lý, Trần quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ – con em các gia đình quí tộc và quan lại.. Câu 34. Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam? – Quốc triều hình luật. Câu 35. Bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua nào? – Lê Thánh Tông. Câu 36. Hoàn chỉnh nội dung kiến thức sau “Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra….” – Một giai đoạn phát triển mới. Câu 37. Từ nhận định “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới mạnh…” (SGK Lịch sử 10, tr 88). Theo em, tầm quan trọng của giáo

Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với:

chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,

Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn

+ Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long

2, Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt

Kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX với sự trưởng thành của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực. Cương vực lãnh thổ từng bước được mở rộng và hoàn chỉnh. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho phép tiếp thu, tiếp biến nhiều giá trị văn minh từ bên ngoài( ấn độ, tủng quốc) 3, Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam: – Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ của nhân dân. Người Việt Nam không ngừng nỗ lực, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài. – Những thành tựu chứng minh sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. – Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng, để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách, bước vào kỉ nguyên hội nhập.