1. Đường đơn là gì?
Đường đơn (Mono saccarit) là một hợp chất hữu cơ, hay một hợp chất cacbon hydrat, mà trong thành phần cấu tạo của nó có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon dưới dạng vấu trúc mạch thẳng hoặc mạch vòng. Đường đơn có tính khử mạnh.
- Tết 2023 vào ngày nào? Còn nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán?
- Cách tính tỷ lệ cổ phần như thế nào?
- Cách giải rượu sau khi ngủ dậy hiệu quả mà bạn nên áp dụng
- Dạ Hương có rửa mặt được không? Một số lưu ý khi rửa mặt
- Uống nước chanh vào buổi sáng rất tốt nhưng uống trước hay sau khi ăn sáng mới THỰC SỰ TỐT?
Về tính chất vật lý, một vài loại đường cho vị giác của con người cảm thấy vị ngọt.
Bạn đang xem: Đường mía là loại đường đôi được cấu tạo bởi
Chức năng chính của đường đơn là cung cấp trực tiếp cho quá trình oxi hóa giải phóng năng lượng cho các hoạt động tế bào, phổ biến nhất là glucôzơ.
Trong cuộc sống, ngoài đường đơn, còn có các loại đường khác như đường đôi (ví dụ: Mantozơ, lactozơ, saccarozơ) và đường đa (ví dụ: Tinh bột, glicogen, xenlulozơ). Tất cả các sacarit có nhiều vòng trong cấu trúc của chúng là kết quả của hai hoặc nhiều monosacarit được nối với nhau bằng liên kết glycosid với sự mất đi một phân tử nước (H2O) trong mỗi liên kết. Các hợp chất đường nói chung có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, bao gồm hoa quả, rau củ, sữa và nhiều thực phẩm chế biến như bánh kẹo và soda thường.
Đường được tìm thấy trong hầu hết các mô thực vật. Mật ong (fructozo) và trái cây (đặc biệt là quả nho chứa hàm lượng glucozo rất cao) là nguồn cung cấp đường đơn tự nhiên không giới hạn. Các loại đường đôi và đường đa thì phổ biến hơn, chẳng hạn như Saccarose đặc biệt tập trung trong mía đường, củ cải đường và đường thốt nốt và rất lý tưởng cho việc chiết xuất thương mại hiệu quả để sản xuất đường tinh luyện. Hay Lactose là loại đường duy nhất không thể được chiết xuất từ thực vật. Nó chỉ có thể được tìm thấy trong sữa, bao gồm cả sữa mẹ và trong một số sản phẩm sữa.
2. Các loại đường đơn
Dựa vào số lượng nguyên tử C trong 1 phân tử đường đơn, người ta chia đường đơn thành 2 loại:
– Đường 5 C như Ribôzơ,đeôxyribôzơ,…
– Đường 6 C như Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ,….
Xem thêm : Tin tức
Đường đơn có chức năng chủ yếu là cung cấp năng lượng cho tế bào, cấu tạo nên các đường đôi và đường đa, cấu tạo ADN, ARN (đối với đường ribozo và deoxiribozơ)
Loại đường đơn phổ biến nhất là Glucose. Glucose là một chất dinh dưỡng có giá trị của con người, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. Cụ thể glucose: Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Khi đi vào cơ thể, glucose sẽ chuyển hóa thành năng lượng và các dưỡng chất cần thiết khác. Đặc biệt, đường còn có tác dụng kích thích sản sinh insulin giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Đường Glucose khi được hấp thụ vào trong cơ thể sẽ được dự trữ ở gan, trở thành nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen. Chúng sẽ được huy động sử dụng khi cơ thể người bị thiếu hụt năng lượng.
Ngoài ra, cơ thể hoàn toàn không tiêu hóa chất xơ, rau câu vì không có enzyme tiêu hóa phù hợp. Không có tiêu hóa sẽ không có hấp thu. Tốc độ tiêu hóa và hấp thu của họ nhà chất bột đường phụ thuộc rất nhiều vào các thực phẩm khác được ăn vào cùng với nó, đặc biệt là chất xơ. Quá trình tiêu hóa và hấp thu chất bột đường diễn ra chậm sẽ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Phân biệt đường đơn – đường đôi – đường đa
Đường đơn (Mono saccarit) Đường đôi (Đi saccarit) Đường đa (Poli saccarit) Gồm một phân tử đường chứa 3 – 7 nguyên tử C Gồm hai phân tử đường đơn liên kết với nhau nhờ liên kết glicôzit và loại 1 phân tử nước Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết bằng liên kết glicôzit qua phản ứng trùng ngưng và loại nước Ví dụ: Ribôzơ,đeôxyribôzơ, Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ … Ví dụ: Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ (đường mía) gồm 1 phân tử Glucôzơ và 1 phân tử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ. Ví dụ: Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin… Vai trò:
Là hợp chất mà cơ thể con người có thể hấp thu được. Quá trình hấp thu này diễn ra ở niêm mạc ruột.
Chức năng chính của nó là cung cấp năng lượng cho tế bào, cấu thành các phân tử đường lớn hơn để dự trữ và cấu tạo tế bào cho cơ thể
Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
Là thành phần cấu tạo tế bào và cơ thể
Một số pôlisaccarit (đường đa) kết hợp với prôtêin để vận chuyển các chất qua màng, nhận biết các vật thể lạ
3. Tính chất hóa học của đường đơn
Hầu hết các monosacarit có công thức là CnH2nOn với n từ 3 đến 7 (riêng deoxyribose là một ngoại lệ).
Ví dụ: Glucose có công thức phân tử C6H12O6.
Tên của các loại đường điển hình kết thúc bằng – ose, chẳng hạn như trong “glucose” và “fructose”. Đôi khi những từ như vậy cũng có thể đề cập đến bất kỳ loại carbohydrate hòa tan trong nước. Các mono – saccarit mạch vòng có chứa nhóm aldehyd hoặc nhóm xeton chứa các liên kết đôi carbon-oxy (C=O) là trung tâm phản ứng khử. Do vậy, các loại đường đơn đều có tính khử mạnh.
Glucose trong dung dịch tồn tại chủ yếu ở dạng vòng ở trạng thái cân bằng, với ít hơn 0,1% các phân tử ở dạng chuỗi mở. Do vậy các phân tử glucose có thể dễ dàng hình thanh liên kết với nhau và với các monosaccarit khác như fructose, galactose bằng cách hình thành các liên hết glycosid để tạo ra disaccarit (đường đôi) như secarose hay polysaccarit (đường đa) như tinh bột.
4. Ứng dụng của tính chất hóa học đường đơn trong cuộc sống
Cơ thể con người chúng ta chỉ có thể hấp thụ các loại đường đơn và lượng đường đơn sinh ra được hấp thu vào máu rất nhanh. Thế nên khi tiếp nhận các thức ăn có chứa đường đôi và đường đa, các enzyme trong cơ thể phải hoạt động nhằm cắt rời những liên kết này để hấp thu các đường đơn. Quá trình cắt rời này gọi là tiêu hóa hay thủy phân đường, bắt đầu từ miệng và kéo dài xuyên qua dạ dày xuống đến ruột. Enzyme tiêu hóa của cơ thể rất ưa chuộng liên kết dễ của đường đôi và của tinh bột mạch thẳng – amylose nên chúng cắt rất nhanh. Ngược lại, enzyme tiêu hóa không thích liên kết của tinh bột mạch nhánh như xôi nếp nên có thể giải thích tại sao xôi nếp sẽ khó tiêu hơn cơm gạo tẻ và cảm giác chúng ta no lâu hơn
Cũng bởi vì các đường đơn được cơ thể tiêu hóa và sử dụng nhanh chóng, dẫn đến lượng đường trong máu tăng và giảm nhanh chóng, gây hạ đường huyết. Do vậy việc tránh tiêu thụ quá nhiều đường đơn, đặc biệt là đồ ngọt và nước ngọt, có thể giúp bạn giảm cân, cải thiện phản ứng insulin và kiểm soát lượng lipid trong máu. Đường đơn nói riêng và đường nói chung không nên được tiêu thụ quá nhiều bởi nó có liên quan đến sự khởi phát của bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, mất trí nhớ và sâu răng. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dựa trên tính chất của đường đơn đó là giảm hoặc tránh các loại đường đơn giản trong chế độ ăn uống của mình và thay thế chúng bằng các loại thay thế lành mạnh hơn như protein, chất xơ và chất béo tốt.
Đường dễ cháy khi tiếp xúc với ngọn lửa, do đó có nguy cơ nổ bụi khi xử lý đường. Ví dụ, nếu đường được nghiền thành một kết cấu siêu mịn để sử dụng trong kẹo cao su, sẽ có nguy cơ nổ cao. Bột đường bốc cháy trong vụ nổ nhà máy đường Georgia năm 2008 khiến 14 người thiệt mạng, 40 người bị thương và phá hủy phần lớn nhà máy. Khi đường được sử dụng trong nấu ăn, nó sẽ tạo ra caramen khi tiếp xúc với nhiệt. Trong quá trình này, các hóa chất dễ bay hơi như diacetyl được giải phóng, tạo ra hương vị caramel đặc trưng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp