Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ C6H5CH3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn biết cách viết phương trình điều chế thuốc nổ TNT (2, 4, 6-Trinitrotoluen). Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích giúp các bạn học sinh trong quá trình học tập làm bài tập.
1. Phương trình điều chế thuốc nổ TNT
C6H5CH3 + 3HNO3 → 3H2O + C6H2CH3(NO2)3
Bạn đang xem: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ C6H5CH3
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ, xúc tác H2SO4 đặc
Thuốc nổ TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ
A. benzen
B. metyl benzen.
C. vinyl benzen.
D. p-xilen.
Câu 2. Đun nóng 230 gam toluen với lượng dư dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc), thu được m gam 2, 4, 6 – trinitrotoluen (thuốc nổ TNT). Giả thiết hiệu suất của cả quá trình tổng hợp là 80%. Giá trị của m là
A. 454,0
B. 550,0
C. 687,5
D. 567,5
Câu 3. Khi cho toluen tác dụng với HNO3 (H2SO4/t0) theo tỉ lệ 1:3 thu được sản phẩm có tên gọi là
A. thuốc nổ TNT
B. 2,4,6-trinitrotoluen
C. Nitrobenzen
D. cả A,B
Câu 4. Hỗn hợp A gồm propin và một ankin X có tì lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol A tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. Ankin X là?
A. CH≡C-CH2-CH3
Xem thêm : Kem Chống Nắng SJM Medical Chính Hãng
B. CH3−C≡C−CH3
C. CH≡CH
D. CH≡C-CH2-CH2-CH3
Câu 5. Câu nào dưới đây đưa ra khẳng định về polime là sai?
A. Polime không bay hơi được.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.
D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
Câu 6. Điều nào sau đây sai khi nói về toluen?
A. Là một hiđrocacbon thơm
B. Có mùi thơm nhẹ
C. Là đồng phân của benzen
D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 7. Để phân biệt toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch
A. NaOH
B. HCl
C. Br2
D. KMnO4
Câu 8. Hidrocacbon X có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X trong dung dịch KMnO4 tạo thành hợp chất C7H5KO2 (Y). Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo thành hợp chất có công thức C7H6O2. Vậy tên gọi của X là:
A. etylbenzen
B. 1,2-đimetylbenzen
Xem thêm : Gửi tiết kiệm 50 triệu tại ngân hàng lãi suất bao nhiêu?
C. 1,3-đimetylbenzen
D. 1,4-đimetylbenzen.
Câu 9. Cho sơ đồ sau:
C2H2 → X → Y → Z → CH3COOC2H5
Các chất X, Y, Z tương ứng là:
A. C4H4, C4H6, C4H10.
B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C. C2H4, C2H6O2, C2H5OH.
D. C2H6, C2H5Cl, CH3COOH.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Benzen và toluen đều không có phản ứng với dung dịch nước brom.
B. Benzen và toluen đều có phản ứng thế với brom khi có xúc tác Fe.
C. Benzen và toluen đều có thể tham gia phản ứng cộng.
D. Toluen tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen khó hơn benzen.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về benzen ?
A. Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím
B. Benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước.
C. Benzen là một khí có mùi thơm ở điều kiện thường
D. Benzen là dung môi hoà tan một số chất vô cơ, hữu cơ.
–
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ C6H5CH3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp