Tính Chất Ba Đường Trung Trực Của Tam Giác Vuông, Cân, Thường Lớp 7

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video đường trung trực trong tam giác vuông

Đường trung trực của tam giác là kiến thức rất hay cũng như thường xuyên bắt gặp trong những bài toán hình trong Toán lớp 7. Những nội dung thì không khó, nhưng đòi hỏi bạn phải phân biệt được một số tính chất của nó

Hãy cùng chúng tôi làm rõ các định nghĩa, các tính chất của đường trung trực ngay dưới bài viết này nhé !

Xem thêm bài viết khác:

  • Đường trung bình của tam giác
  • Công Thức Tính Vận Tốc Ngược Chiều

Định nghĩa đường trung trực là gì ?

1. Đường trung trực của đoạn thẳng

  • Đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng đó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đấy

2. Đường trung trực của tam giác

  • Trong tam giác, đường trung trực của một cạnh là đường trung trực của tam giác đó. Mỗi tam giác có 3 đường trung trực

duong trung truc cua tam giac

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

+) Định lý 1: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó

+) Định lý 2: Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng đó thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó

MA = MB => M là đường trung trực của đoạn thẳng MB

Tính chất đường trung trực của tam giác

Định lý 1

  • Ba đường trung trực của tam giác đi qua một điểm, điểm này cách đều 3 đỉnh của tam giác. Và là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó

tinh chat duong trung truc cua tam gia

Ta có:

  • OA = OB =OC
  • O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Định lý 2

  • Trong tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó

tinh chat duong trung truc cua tam giac

Định lý 3

  • Trong tam giác vuông, giao điểm của 3 đường trung trực là trung điểm của cạnh huyền.

Ta có:

  • Tam giác ABC vuông tại B
  • E là giao điểm của 3 đường trung trực, nên E là trung điểm của cạnh huyền AC

Đến đây bạn đã nắm rõ được mọi kiến thức về đường trung trực chưa ? Chúng tôi hy vọng bài viết chúng tôi tổng hợp sẽ có một chút lợi ích nào đó giúp bạn

Cám ơn bạn đã ghé thăm và theo nội dung của chúng tôi, hẹn gặp lại !