Thế nào là tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật ? Bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật ?
Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật theo Điều 372 Bộ luật hình sự là người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
Bạn đang xem: Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
Dấu hiệu pháp lý
Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật có những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản như sau:
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể
Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ịch hợp pháp của tổ chức, công dân. Bởi lẽ, khi người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp đã bị ép buộc làm trái pháp luật, thì không chỉ hoạt động bình thường của cơ quan tư pháp bị xâm phạm mà lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cũng bị xâm phạm.
Đối tượng tác động của tội này chính là người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó chánh án Toà án các cấp; Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Toà án; Chấp hành viên. Thẩm tra viên, chuyên viên pháp lý công tác ở Toà án các cấp cũng được coi là người có thểm quyền trong hoạt động tư pháp. Tuy họ không phải người trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng nhưng vai trò của họ cũng rất quan trọng, họ là những người được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án đề xuất hướng giải quyết vụ án, nếu họ bị ép buộc làm trái pháp luật thì cũng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, khách thể của tội phạm là lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và sự thật vụ án, vụ việc cần được xét xử.
Mặt chủ quan
Xem thêm : Kimchi nên để được bao lâu?
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất cần thiết. Căn cứ vào động cơ phạm tội mà có thể xác định hành vi của người phạm tội có phải là hành vi ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật hay không. Ngoài ra, việc xác định động cơ còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý người có chức vụ, quyền hạn và khi quyết định hình phạt nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm một việc trái pháp luật. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp phải làm trái pháp luật theo yêu cầu của mình. Nếu họ không có chức vụ, quyền hạn thì khó có thể thực hiện việc ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật.
– Ép buộc là dùng quyền lực của mình buộc người khác phải làm theo ý mình mà họ không muốn. Hành vi ép buộc có thể bằng lời nói: dụ dỗ, hăm doạ, hứa hẹn hoặc bằng hành động như: dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của nhân viên tư pháp.
– Về phía người bị ép buộc phải là người nếu không phục tùng người có ép buộc thì sẽ bị trù dập, bị mất quyền và lợi ích (kể cả lợi ích hợp pháp và không hợp pháp) như: bị điều chuyển công tác không theo nguyện vọng, bị xử lý kỷ luật do đã thực hiện hành vi vi phạm, bị xử lý hình thức kỷ luật nặng hơn so với lỗi vi phạm, không được đề bạt, bị phân công những việc khó khăn hoặc các lợi ích vật chất, tinh thần khác…
– Nếu người có chức vụ, quyền hạn không ép buộc mà chỉ nhờ vả, nếu người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp không giúp thì cũng không sao; việc làm trái pháp luật của người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp hoàn toàn tự nguyện thì người có chức vụ, quyền hạn không bị coi là ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật.
Người bị ép buộc phải thực hiện một công việc mà việc đó là trái pháp luật; nếu bị ép buộc nhưng họ không thực hiện một hành vi trái pháp luật thì người có hành vi ép buộc cũng chưa bị coi là phạm tội.
Hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này do tội phạm có cấu thành vật chất. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm hậu quả kể trên xảy ra.
Về hình phạt
Tại Điều 372 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật như sau:
Khung 1
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
Xem thêm : Nộp đơn ly hôn thuận tình kèm theo những giấy tờ gì?
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Khung 3
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
>>Xem thêm: Tội ra quyết định trái pháp luật
Trên đây là bài viết về Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp