Gạo vẫn luôn là loại thực phẩm thiết yếu phổ biến nhất của người Việt chúng ta và vẫn được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, Nếu không bảo quản cẩn thận thì có thể gạo sẽ dễ bị mọt tấn công. Điều này làm cho chất lượng gạo bị giảm, mất đi giá trị dinh dưỡng nhất định. Vậy làm thế nào để xử lý mọt gạo hiệu quả? Cùng Chợ Gạo Miền Tây tham khảo một số cách diệt mọt gạo thông qua bài viết này.
Bạn đang xem: Gạo Bị Mọt Có Ăn Được Không? Cách Diệt Mọt Gạo Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
1. Mọt gạo là gì?
Mọt gạo tên khoa học là Sitophilus Oryzae là được biết đến là một loại côn trùng gây hại. Nó phá hoại một số hạt ngũ cốc như gạo, ngô (bắp), lúa mì,… Mọt gạo trưởng thành thường có răng sắc dài với chiều dài chừng 2mm. Mọt gạo được phủ trên mình màu ánh cam đỏ phân trên phần vỏ cánh.
Mọt gọt là loại côn trùng gây hạiNhiều người cho rằng việc gạo bị mọt ăn là do gạo đã cũ. Tuy nhiên, đây chưa phải là nhận định đúng đắn. Bởi trứng của mọt đã bám trên lúa hoặc gạo vào giai đoạn thu hoạch trước đó.
Chỉ cần điều kiện thích hợp là trứng sẽ nở thành con mọt trong gạo. Gạo bị mọt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng vốn có của gạo.
Xem thêm: Con mọt là con gì? Gồm bao nhiêu loại mọt phổ biến
2. Gạo có mọt ăn được không?
Gạo bị mọt có ăn được không? Nhiều người nghĩ gạo bị mọt sẽ không ăn được do gạo bị mọt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan của chuyên gia cho rằng, gạo bị mọt hoàn toàn có thể ăn được và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe vì mọt gạo xuất hiện từ trên cây lúa và chúng tương đối sạch.
Một điều lưu ý, với trường hợp là gạo bị mọt trưởng thành ăn sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng chất lượng dinh dưỡng, độ thơm trong hạt gạo. Vì giá trị dinh dưỡng của gạo cũng sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, khi ăn gạo mọt, chúng ta cũng không cảm nhận được vị bùi thơm như gạo thông thường.
Gạo bị dính ấu trùng vẫn có thể ăn đượcTuy nhiên, với trường hợp gạo bị mọt trưởng thành ăn thì hàm lượng dinh dưỡng, độ thơm ngon của gạo sẽ bị giảm đáng kể. Vậy gạo có mọt ăn được không? Câu trả lời là ăn được. Nhưng như có đề cập thì chất lượng và độ ngon của gạo sẽ không được như ban đầu.
3. Gạo bị mọt làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng gạo
Việc xuất hiện mọt gạo xuất phát từ việc khi thu hoạch lúa gạo, trứng của mọt gạo đã bám vào lúa hoặc gạo đã xay. Sau một khoảng thời gian, số trứng đó sẽ nở thành mọt và sử dụng vòi để đục hầu hết tinh bột của gạo. Các nguyên nhân dẫn đến trứng mọt xuất hiện trong gạo đến từ:
- Hạt gạo để ở những khu vực có độ ẩm quá cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Chưa vệ sinh kỹ thùng đựng gạo dẫn đến trứng mọt có trong gạo
- Giữ lại lớp vỏ cám gạo đã bị trứng mọt.
- Túi gạo không được khô ráo, sạch sẽ hoàn toàn khiến mọt gạo sinh sôi do tồn tại độ ẩm.
Xem thêm : 24/12/1801: Nhà phát minh Richard Trevithick giới thiệu xe hơi nước
Xem thêm: Cám gạo là gì? Các thành phần dinh dưỡng trong cám gạo
Mọt có trong gạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cùng giá trị dinh dưỡng của gạo, hạt gạo sẽ mất đi tính thẩm mỹ ban đầu cũng như vị ngon đã bị giảm đi đáng kể.
Mối mọt ảnh hưởng đến chất lượng cùng dinh dưỡng của gạo4. Gạo bị mọt thì làm sao để đuổi?
Có nhiều cách xử lý gạo bị mọt mang lại hiệu quả cao. Tham khảo ngay một số phương pháp diệt mọt phổ biến.
4.1 Trị gạo bị mọt gạo bằng ớt
Ớt là gia vị thường được dùng gia tăng độ thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn trong gia đình. Tuy nhiên, ít người biết rằng ớt còn một công dụng khác là giúp xử lý gạo bị mọt.
Bạn lấy một vài quả ớt, mang đi tách hạt. Sau đó, để vào thùng đựng gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ là “vũ khí” giúp xua đuổi mọt tốt nhất.
Xử lý mọt gạo bằng ớt4.2 Xử lý gạo bị mọt bằng tỏi
Một trong những cách đuổi mọt gạo thường được sử dụng là tỏi. Tỏi có khả năng loại bỏ sự xâm nhập của mọt trong gạo. Và hạn chế mọt gạo sinh sôi nảy nở.
Bạn bóc vỏ một vài tép tỏi và cho vào bên trên lớp gạo. Tùy thuộc vào số lượng gạo mà bạn có thể gia giảm lượng tỏi cho thích hợp. Không chỉ giúp đuổi mọt, tỏi còn đảm bảo cho chất lượng gạo được giữ nguyên vẹn hương vị. Cũng vì thế mà an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.
Phương pháp diệt mọt gạo bằng tỏi4.3 Đuổi mọt gạo bằng rượu trắng
Dùng rượu trắng cũng là cách trị mọt trong gạo mà nhiều người áp dụng. Phương pháp này rất dễ thực hiện. Bạn chuẩn bị một cái ly, đặt vào thùng gạo. Lưu ý rằng nên để miệng ly cao hơn mặt gạo. Và tiến hành đổ khoảng 50g rượu trắng vào ly, không đậy nắp.
Rượu sẽ giúp đuổi mọt gạo hữu hiệu nhờ khả năng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, rượu dễ bay hơi nên sẽ không ảnh hưởng đến hương vị của gạo.
Cách trị mọt gạo bằng rượu trắng4.4 Diệt mọt gạo bằng muối trắng
Cách chống mọt gạo bằng muối trắng là một trong những phương pháp hiệu quả. Bạn cho một ít muối vào thùng gạo. Độ mặn của muối sẽ khiến mọt gạo bỏ đi. Nhưng chúng tôi khuyến nghị bạn không nên rắc quá nhiều muối. Bởi điều này sẽ khiến gạo bị mặn, thậm chí sẽ dễ bị ẩm, ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Xem thêm : Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Dự kiến 4 môn bắt buộc, 2 môn lựa chọn
Xua đuổi mọt gạo bằng muối trắng4.5 Xử lý gạo bị mọt bằng máy sấy tóc
Cách trị mọt gạo bằng máy sấy tóc, bạn đã từng thử thực hiện hay chưa? Dùng máy sấy tóc để xử lý mọt rất dễ làm và tiết kiệm thời gian. Bạn dàn đều gạo ra một mặt phẳng và lấy máy sấy tóc để làm khô gạo nhờ vào sức nóng của nó.
Nhiệt độ nóng tỏa ra từ máy sấy tóc sẽ làm mọt bên trong gạo xuất hiện. Lúc này, bạn có thể đốt hoặc sử dụng chất diệt côn trùng để xử lý mọt.
Xử lý mọt gạo hiệu quả bằng máy sấy tócChắc hẳn với 5 phương pháp trên, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi gạo bị mọt phải làm sao. Chúc bạn thực hiện cách trị mọt thành công.
Xem ngay cách diệt mọt hiệu quả:
5. Cách chống mọt gạo như thế nào để hiệu quả?
Để chống mọt gạo, bạn cần có cách bảo quản gạo. Dưới đây là một số gợi ý tránh mọt gạo mà bạn có thể tham khảo.
5.1 Phòng chống mọt gạo bằng cất trữ gạo bằng chai nhựa
Tùy vào lượng gạo nhiều hay ít mà bạn chọn chai nhựa cho phù hợp. Trước khi cho gạo vào, bạn cần đảm bảo rằng chai nhựa không có nước đọng bên trong. Bởi điều này sẽ dễ gây ra tình trạng ẩm mốc, làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Chai nhựa được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo hoàn toàn thì cho gạo vào để bảo quản. Sau đó, bạn đậy nắp thật kín, để ở những khu vực thoáng mát. Bảo quản gạo trong chai nhựa không chỉ giúp tránh được mọt, mối mà còn hỗ trợ hạn chế bụi bẩn bám vào.
Bảo quản gạo chống mọt gạo bằng chai nhựa5.2 Bảo quản gạo tránh bị mọt trong ngăn mát tủ lạnh
Việc bảo quản gạo ở môi trường thoáng mát, khô ráo là cần thiết. Tuy nhiên, để tránh mọt, bạn có thể để gạo ở ngăn mát tủ lạnh từ 4 – 5 ngày trước khi cho vào thùng. Bởi tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thấp nên sẽ hỗ trợ ngăn chặn, tiêu diệt những loại trứng mối sinh sôi hay phát triển.
Trước khi bảo quản ở thùng đựng, nên cho gạo vào ngăn mát tủ lạnh 4 – 5 ngày5.3 Dùng túi kín để bảo quản gạo chống bị mọt
Với khả năng khóa kín, túi zip là lựa chọn thông minh khi bảo quản gạo. Vì chúng sẽ giữ cho gạo luôn khô ráo, tránh cho gạo bị mốc. Có thể sử dụng nhiều túi zip để chia nhỏ gạo mà bảo quản nếu tủ lạnh của bạn có kích thước hẹp. Sau khi cho gạo vào túi kín thì bạn nên để vào ngăn mát tủ lạnh nhằm bảo quản được lâu hơn. Sử dụng túi zip để bảo quản gạo, tránh bị mọt mối
Nếu bạn đang có nhu cầu mua gạo chất lượng thì hãy liên hệ với Chợ Gạo Miền Tây ngay hôm nay. Theo dõi Chợ Gạo Miền Tây để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về gạo cũng như một số chủ đề khác như cách diệt mọt gạo mà chúng tôi đã chia sẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp