Bạn quan sát hình trên: Đây là vị trí của răng cửa trên, dưới – đây là vùng lợi răng cửa hàm trên, và đâu là các vân khẩu cái. Nói vân khẩu cái có thể khiến bạn khó hình dung, bạn có thể lấy ngón tay sờ lên trên vòm họng và cảm nhận thấy những nếp gấp. Lưỡi chúng ta sẽ đặt vào đó và tốt nhất là cách chân răng cửa hàm trên khoảng 2 – 3mm.
Những tư thế lưỡi sai thường gặp của bệnh nhân bao gồm: Tư thế lưỡi đẩy vào răng cửa trên. Bạn hãy tự cảm nhận mỗi khi thư giãn, vô thức như xem ti vi, xem điện thoại hoặc lái xe làm việc tập trung, bạn đánh giá xem lúc đó lưỡi ở đâu. Nếu nó đẩy vào răng thì là sai. Một số tư thế lưỡi sai khác như đẩy vào hàm dưới, chèn giữa 2 hàm. Thậm chí nhiều bạn còn chèn vào cả răng hàm phía sau và gây hở khớp cắn răng sau ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
Bạn đang xem: Tư thế lưỡi đúng và không đúng là như thế nào? Hướng dẫn cách đặt lưỡi chuẩn
Tác hại của việc đặt lưỡi sai tư thế
Xem thêm : Hương Kẹo Cao Su
Khi nói đến tập lưỡi, nhiều bạn có thể coi nhẹ, nghĩ rằng có phải con người ngày càng phức tạp hóa các vấn đề sức khỏe hay không, mà đến cái lưỡi cũng phải tập?
Theo các chuyên gia, bài tập lưỡi là bài tập quan trọng nhất trong tất cả các bài tập nhằm điều chỉnh sự hài hòa của hệ thống sọ mặt. Ngày xưa cũng vì chưa có nhiều kênh thông tin để phổ biến các kiến thức sức khỏe nha khoa cộng đồng nên nhiều người răng lệch lạc, hô, móm cũng như các vấn đề cột sống cổ, vai gáy không được điều trị.
Xem thêm : Cách xem tin nhắn đã thu hồi trên Zalo trên iPhone/Android cực đơn giản ai cũng làm được
Tư thế lưỡi ngoài ảnh hưởng trong trạng thái tĩnh, thì còn ảnh hưởng trong trạng thái động tức là tư thế lưỡi sai dẫn tới nuốt cũng sai. Người bình thường có động tác nuốt khoảng 1000 – 2000 lần mỗi ngày. Và mỗi lần nuốt tạo ra lực đẩy khoảng 1800g (4 pound), lực bất lợi này nếu tác động thời gian lâu dài, mãn tính thì chắc chắn sẽ khiến răng lệch lạc mức độ từ trung bình đến nặng. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bạn đẩy lưỡi nặng là gây ra cắn hở, hô, thưa răng. Cắn hở nghĩa là hàm trên hàm dưới không thể cắn khít với nhau khi bạn đóng hàm tối đa.
Điều trị cắn hở là một trong những điều trị khó nhất trong chuyên ngành nắn chỉnh răng. Nếu như trong thời gian đeo niềng nha sĩ có thể đóng cắn hở thì để duy trì được kết quả vẫn cần thêm những nỗ lực của bạn. Bạn cần tập lưỡi để giảm dần thậm chí loại bỏ thói quen xấu này.
Các hậu quả dễ thấy của tư thế lưỡi sai là cắn hở răng trước, hô răng cửa, thưa răng, ngoài ra còn có thể gây sai tư thế đầu, bệnh lý thái dương hàm đau mỏi cơ vùng đầu mặt cổ.
Tư thế lưỡi có tập được không? Nên chú ý đến tư thế lưỡi từ khi nào? Nên tập như thế nào?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp