Gây thương tích từ 11% trở lên và dưới 11% thì bị xử lý như nào?

1. Luật sư tư vấn về tội cố ý gây thương tích

Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Vậy, cấu thành của tội cố ý gây thương tích được xác định như thế nào? Nếu bạn đang có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu về tội này, bạn có thể đặt câu hỏi cho công ty Luật Minh Gia để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

– Tư vấn quy định của pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích;

– Tư vấn hậu quả pháp lý khi có hành vi hành hung, gây thương tích của người khác;

– Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn sau đây để có thêm thông tin chi tiết về các quy định pháp luật và đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình.

2. Hỏi về hành vi cố ý gây thương tích tỷ lệ trên, dưới 11%

Câu hỏi:

Kính chào toàn thể luật sư! Chúc toàn thể luật sư Minh Gia sức khoẻ dồi dào, an khang thịnh vượng. Hiện tôi rất muốn nhận được sự tư vấn của các luật sư về vấn đề gây thương tích bị xử lý thế nào ạ, mong nhận được giúp đỡ ạ. Sau đây là nội dung sự việc : Ngày tết vừa qua trong xóm tôi có mấy người mới rủ cha tôi (tên H) vào ngày mùng 3 tết đi chúc tết và xin tiền gây quỹ cho hội bóng chuyền. Theo như tôi được biết là nhận được quyên góp được khoảng 1 triệu gì đó.

Số tiền được trích ra đê mua 1 quả bóng chuyền, số còn lại vẫn ở quỹ của hội do cha tôi giữ. Nhưng trong mấy ngày tết thì hội chơi và làm hỏng quả bóng, nên ngày mùng 5 tết có mấy người qua nhà tôi bảo cha tôi đưa tiền để mua bóng, nhưng cha tôi k đưa và bảo “tiền còn lại để làm quỹ sửa lại sân bóng và đưa cũng có thời gian, địa điểm chứ không phải bạ đâu đưa đó” nên mấy ngừoi kia ra về. Hôm sau cha tôi có đón cháu đi học về thì đi qua nhà ông T, có mấy người khác cũng ở đó nữa ( trong đó có người trên T) ông T mới hỏi số tiền còn lại để lấy mua bóng mới, cha tôi bảo ” đưa tiền thì cũng phải có nơi có chốn, phải có ghi chép”, nghe vậy ông T mới nói cha tôi là ” Hay tiền đó ông liếm đi rồi…”, sự việc chi tiết sau tôi cũng k rõ, cha tôi yêu cầu đến nhà đê xin lỗi, nhưng ông T không đến. Hôm 12/1 AL thì cha tôi đến nhà và tìm ông T để nói chuyện nhưng ông T chơi bóng, và được gọi về để nói chuyện, cha tôi yêu cầu ông T xin lỗi, nhưng ông T quyết không và bảo ” thế bây giờ ông thích như thế nào”, trong lúc nóng giận cha tôi đã lấy được cái liềm ( dụng cụ để gặt lúa) ở trên xe máy của ông T và đuổi ông T, ông T chạy về nhà với ý định tìm hung khí, nhưng do có cửa sắt ở cổng nên chưa vào được và bị cha tôi dùng liềm cứa vào cổ. Sau đó ông T được đưa đi bệnh viện, cha tôi chắc đưa lên trụ sở xã, và hiện tại đang bị tạm giam tại công an huyện. Sau đó thì mẹ tôi cũng đã đến gia đình, bệnh viện xin lỗi, cũng như thăm nom. Vì ở nhà chỉ có 2 cha, mẹ và con cua tôi, nên mẹ tôi không thể ở chăm sóc người bị hại. Và hôm qua thì mẹ tôi cũng mang số tiền 5 triệu đồng đến gia đình mẹ nạn nhận để khắc phục hậu quả.. và được kí nhận, mong được gia đình họ rút đơn cha tôi. Cha tôi là người rất nóng tính, hiện 56 tuổi, bị cụt 1 tay phải, là con của ông tôi Liệt sỹ. Vậy tôi có mấy thắc mắc cần được tư vấn như sau ạ:1 là: Nếu ông T không rút đơn thì ra toà cha tôi có thể bị kết tội gì, khung hình phạt, có được xét giảm án chính sách và gây án là do bị ông T vu khống, đặt điều, trình trạng bị kích động…( ông T có khả năng thương tật dứoi 11%)và nếu trên 11% thì sẽ như thế nào a?2 là: Cha tôi hoặc mẹ tôi có thể làm đơn để kiện ông T vì tội vu khống, làm nhục danh dự ảnh hưởng đến tinh thần và hình ảnh không ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn, xin chân thành cảm ơn đoàn luật sư Minh Gia.-

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, trường hợp ông T có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên,

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì:

“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Tội cố ý gây thương tích là loại tội phạm chỉ bị cấu thành khi có thương tổn xảy ra từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các điều kiện của pháp luật quy định. Tội cố ý gây thương tích được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể ngưòi khác gây tổn thương cho họ. Các thương tích nhìn chung có thể thấy rõ.

Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó…”. Theo đó, hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được coi là trường hợp để miễn giảm trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chỉ quy định đối với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Do đó, trường hợp của bố bạn không thuộc quy định để giảm nhẹ khung hình phạt.

Thứ hai, Trường hợp ông T có tỷ lệ tổn thương dưới 11%

Cũng tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;”

Theo đó, nếu ông T có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp quy định thì vẫn sẽ bị xử lý hình sự.

Ngoài ra, bố bạn cũng có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an ninh trật tự:

“Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

…”

Tùy vào quyết định của cơ quan điều tra mà bố bạn sẽ phải chịu xử lý theo quy định hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Thứ ba, đối với câu hỏi bố hoặc mẹ bạn có thể làm đơn để kiện ông T vì tội vu khống, làm nhục danh dự ảnh hưởng đến tinh thần và hình ảnh hay không

Theo Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vu khống thì tội này chỉ bị cấu thành tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

“a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”

Còn tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội làm nhục chỉ bị cấu thành tội phạm khi “người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”. Pháp luật chưa hề có văn bản chính thức quy định như thế nào được coi là xúc phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể hiểu hành vi làm nhục người trong là hành vi diễn ra thường xuyên, trực tiếp, công khai trước mặt nhiều người nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác. Do đó rất khó để xác định được loại tội này.

Theo đó, không thể kiện ông T tội vu khống và khó có thể kiện về tội làm nhục người khác nhưng gia đình có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân yêu cầu ông T phải xin lỗi và bồi thường về danh dự nhân phẩm bị xâm phạm khi có hành vi xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của mình.

3. Trách nhiệm hình sự khi cố ý gây thương tích bằng hung khí nguy hiểm

Câu hỏi:

Dear luật sự. Vừa qua em có gặp trường hợp như sau, nhờ luật sư tư vấn giúp em :- Em và 1 anh B có xíc mích – 9h tối em chuẩn bị đóng cửa hàng đi về thì anh B kia tới với 1 người, thái độ bực tức và trong tình trạng say sỉn. Em cũng đã say sỉn.- Anh B gọi em ra và bóp cổ em. em đánh lại tự vệ. tổng cộng đánh nhau 2 lần bằng tay ko.- Sau đó khi xong xuôi, em có đt cho bạn lên đuổi theo chém anh B đó. Em là người trực tiếp đạp xe đổ và đấm 1 cái đầu tiên. còn lại bạn em đuổi theo chém- Anh này bị may 15 mũi ( dưới 30%) – sáng hôm sau em có điện thoại và gặp trực tiếp để xin lỗi khắc phục hậu quả thuốc men…Anh B có trình báo sự việc rồi, cho em hỏi: Hành vi của em kêu gọi người sách theo mã tấu chém khi anh ta bỏ chạy vẫn chém thì sẽ bị xử phạt như thế nào. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Trách nhiệm hình sự và dân sự khi có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.

Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác