- Làm thế nào khi bị bí tiểu sau mổ?
- Sinh năm 1990 Canh Ngọ năm 2023 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Canh Ngọ
- [2024] Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời CHUẨN NHẤT để tài lộc cả năm
- Uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không và câu trả lời từ bác sĩ
- Cha mẹ chồng có được hưởng tài sản thừa kế từ con dâu?
Tham khảo chi tiết hồ sơ, thủ tục gia hạn visa/thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các điều kiện, quy định về gia hạn visa trong bài viết này của Anpha.
Bạn đang xem: Thủ tục gia hạn visa/thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam
Cần gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài khi nào ?
Khi một cá nhân nước ngoài muốn nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam thì người đó cần có visa (hay còn gọi là thị thực hoặc thị thực nhập cảnh). Tuy nhiên, thời hạn đối với mỗi loại visa là khác nhau, và nếu người nước ngoài đó muốn tiếp tục ở lại Việt Nam trong khi thời hạn visa sắp hết, thì bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn visa. Trường hợp cá nhân đó ở lại Việt Nam quá thời hạn visa đã được cấp sẽ bị phạt tiền hoặc bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Quy định, điều kiện gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
1. Các loại visa/thị thực được gia hạn tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hiện nay, các loại visa/thị thực được phép gia hạn phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
- Visa doanh nghiệp (ký hiệu DN1, DN2): Cấp cho cá nhân nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Visa du lịch (ký hiệu DL): Cấp cho cá nhân nước ngoài có nhu cầu tới Việt Nam với mục đích tham quan, du lịch. Thời hạn tối đa 3 tháng, tuy nhiên du khách nước ngoài không được tạm trú tại Việt Nam liên tục trong 3 tháng mà 30 ngày họ phải xuất cảnh 1 lần, do vậy nếu không muốn xuất cảnh, bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn visa;
- Visa lao động (ký hiệu LĐ1, LĐ2) cấp cho cá nhân nước ngoài lao động tại Việt Nam;
- Visa thăm thân (ký hiệu TT): Cấp cho người nước ngoài có người thân ở Việt Nam;
- Visa đầu tư (ký hiệu ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4):Cấp cho cá nhân người nước ngoài góp vốn vào công ty được thành lập tại Việt Nam hoặc đại diện cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam;
- Visa du học (ký hiệu DH): Cấp cho cá nhân người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để học tập, thực tập;
- Visa điện tử (E-visa): Cấp cho cá nhân người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh để du lịch, làm việc, thăm thân… và những người này phải là công dân của các quốc gia được Việt Nam chấp thuận cấp visa điện tử.
2. Điều kiện gia hạn visa/thị thực Việt Nam cho người nước ngoài
Tùy theo từng loại visa, thủ tục gia hạn visa tại Việt Nam sẽ khác nhau, tuy nhiên cần lưu ý một số điều kiện chung đối với thủ tục này như sau:
- Visa Việt Nam vẫn còn thời hạn;
- Đã thực hiện việc khai báo tạm trú theo đúng quy định;
- Không thuộc trường hợp bắt buộc xuất cảnh;
- Hộ chiếu phải còn thời hạn dài hơn thời hạn của visa ít nhất 1 tháng;
- Có người Việt Nam hoặc cá nhân, doanh nghiệp bảo lãnh phù hợp với từng loại visa muốn gia hạn.
Xem thêm : Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại
3. Lệ phí gia hạn visa cho người nước ngoài
Lệ phí gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam tương đương với lệ phí cấp mới visa. Cụ thể:
LỆ PHÍ GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Loại visa Lệ phí gia hạn (USD) Visa có giá trị một lần 25 USD Visa có giá trị nhiều lần Thời hạn không quá 3 tháng 50 USD Thời hạn từ 3 đến 6 tháng 95 USD Thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm 135 USD Thời hạn 1 năm đến 2 năm 145 USD Thời hạn 2 năm đến 5 năm 155 USD
Thủ tục gia hạn visa/thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam
Đối với từng loại visa, thủ tục gia hạn sẽ khác nhau. Sau đây, Anpha sẽ hướng dẫn quy trình thủ tục xin gia hạn các loại visa Việt Nam phổ biến được liệt kê phía trên.
➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin gia hạn visa cho người nước ngoài
Lưu ý:
Trên đây là những giấy tờ cơ bản cần chuẩn bị khi gia hạn visa, tùy từng loại visa cần gia hạn, sẽ yêu cầu thêm các tài liệu khác nhau:
- Gia hạn visa doanh nghiệp: Bản sao chứng thực hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bảo lãnh;
- Gia hạn visa lao động: Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động;
- Gia hạn visa thăm thân: Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn…);
- Gia hạn visa đầu tư: Bản sao chứng thực hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bảo lãnh, giấy tờ khác chứng minh tư cách nhà đầu tư (như giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận vốn góp…).
➤ Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí xin gia hạn visa
Xem thêm : Cong vẹo cột sống ở học sinh và cách phòng chống
Thời điểm nộp hồ sơ gia hạn visa:
Thực tế hiện nay không có quy định về việc phải làm thủ tục gia hạn visa trước khi hết hạn visa bao nhiêu ngày. Tuy nhiên để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận và xử lý hồ sơ được kịp thời, bạn nên nộp hồ sơ xin gia hạn visa trước ít nhất là 5 – 7 ngày làm việc, tránh trường hợp bị phạt vì quá hạn visa.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ xin gia hạn visa:
Cá nhân, tổ chức bảo lãnh có thể nộp hồ sơ xin gia hạn visa cho người nước ngoài tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh, thành phố hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
Nộp lệ phí xin gia hạn visa:
Lệ phí gia hạn visa được nộp cùng thời điểm với hồ sơ xin gia hạn visa. Tùy vào từng loại visa mà lệ phí gia hạn sẽ khác nhau. Mức thấp nhất là visa có giá trị 1 lần với lệ phí là 25 USD/chiếc và cao nhất là visa có giá trị nhiều lần, thời hạn từ 2 – 5 năm với mức lệ phí là 155 USD/chiếc.
➤ Bước 3: Nhận kết quả tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
Trong vòng 5 – 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin gia hạn visa hợp lệ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp visa cho người nước ngoài.
Các câu hỏi thường gặp khi gia hạn visa cho người nước ngoài
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp